CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguồn nhân lực

  • Duyệt theo:
51 Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đối với ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch COVID-19 / Nguyễn Xuân Vinh // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 60-73 .- 658

Đại dịch Covid-19 đã để lại hậu quả nặng nề đối với nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, thu nhập và việc làm. Trong số đó, có thể khẳng định là ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất trên phạm vi toàn cầu. Đại bộ phận người lao động trong ngành du lịch bị mất việc làm, thu nhập bấp bênh, cuộc sống khó khăn trong thời gian dài. Điều này đã tạo ra áp lực đối với cả doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Bài báo này nhằm nghiên cứu, phân tích thực trạng và thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cũng nêu ra những triển vọng phục hồi cho ngành du lịch; qua đó đề xuất một số giải pháp đối với cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nhằm giúp cho người lao động cũng như người học lấy lại niềm tin tạo đà thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu giai đoạn tái phục hồi ngành du lịch.

52 Ứng dụng phương pháp FAHP trong xếp hạng các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu / Lục Mạnh Hiển, Nguyễn Quang Vĩnh // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 101-109 .- 658.3

Nghiên cứu này thực hiện xếp hạng thứ tự ưu tiên đối với các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thông qua phương pháp FAHP và khảo sát đối với các chuyên gia thuộc lĩnh vực du lịch, mô hình nghiên cứu đã đề xuất 19 tiêu chí liên quan đến ba tiêu chuẩn: thái độ, kiến thức và kỹ năng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu chuẩn tiêu chỉ được đánh giá là quan trọng nhất là tiêu chí trung thành với Tổ quốc, với Đảng .đối với tiêu chuẩn về kỹ năng, xếp ở vị trí thứ nhất thuộc về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tổ chức cũng được xếp ở vị thứ hai.

53 Quản trị nguồn nhân lực xanh : xu thế tất yếu cho mục tiêu phát triển bền vững / Võ Thị Vân Khánh // .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 188-191 .- 658

Bài viết này khái quát các hoạt động quản trị nguồn nhân lực xanh của các tổ chức, những hạn chế hoặc rào cản trong Quản trị nguồn nhân lực xanh, qua đó đề xuất một số sánh kiến tiềm năng cho các tổ chức xanh.

54 Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong các công ty lâm nghiệp Tuyên Quang / Nguyễn Thị Kim Ngân // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 201-204 .- 658.3

Nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại các công ty lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang nhằm đánh giá thực trạng để đưa ra một số đề xuất hoàn thiện nguồn nhân lực trong các công ty lâm nghiệp địa phương nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

55 Thu hút lao động trong mỏ hầm lò tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam / Nguyễn Ngọc Khánh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 631 .- Tr. 34 - 36 .- 658

Bài viết trình bày thực trạng về các chính sách thu hút lao động trong mỏ hầm lò tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), làm rõ nguyên nhân dẫn đến mất cân đối lao động tại các đơn vị sản xuất than hầm lò TKV. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp đối với TKV để nhằm tăng cường thu hút lao động trong mỏ hầm lò tại TKV.

56 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Hồng Sâm // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 80-82 .- 658.3

Nguồn nhân lực là khâu quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi nhiều thách thức về nguồn nhân lực đang nổi lên, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp và kịp thời. Bài viết khái quát quan điểm về chuyển đổi số, yêu cầu nguồn nhân lực trong chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam.

57 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng Đông Nam Bộ / Lưu Minh Huyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 39-41 .- 658

Nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ nó riêng và Việt Nam nó chung. Tác giả đã thực hiện phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bộ phận nhân lực vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập hiện nay để từ đó đề xuất ra các nhóm giải pháp chủ yếu để gia tăng về số lượng và chất lượng đôi ngũ nhân lực chất lượng cao của vùng kinh tế năng động số một của cả nước.

58 Giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập / Nguyễn Hữu Thạnh, Đặng Thành Thức // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 60-63 .- 658

Trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh trong khuôn khổ của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), … việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đủ sức đáp ứng được các yêu cầu và thách thức của cạnh trạnh toàn cầu là vấn đề cấp thiết cần đặt ra.

59 Các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP) của người làm kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Trà Lam, Mai Thị Hoàng Minh, Nguyễn Thị Kim Hường // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 1+2(232+233) .- Tr. 21-27 .- 658

Nghiên cứu này tập trung vào việc kiểm tra một mô hình đường dẫn bao gồm tác động của hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, và hỗ trợ từ lãnh đạo đến ý định sử dụng hệ thống ERP và hành vi sử dụng nó của người làm kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu thu thập từ 161 người làm kế toán đang làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng hệ thống ERP được phân tích bằng kỹ thuật PLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của xã hội, hiệu quả mong đợi và sự hỗ trợ từ nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng hệ thống ERP của nhân viên kế toán. Ý định sử dụng hệ thống ERP được xem là một yếu tố quan trọng quyết định hành vi sử dụng ERP của họ. Các kết quả của nghiên cứu là có ý nghĩa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai thành công hệ thống ERP dưới góc độ của người sử dụng hệ thống ERP.