CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguồn nhân lực

  • Duyệt theo:
31 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính / Đỗ Thị Vân Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 87-87 .- 332.024

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang tác động sâu sắc tới thị trường lao động, với sự thay đổi cấu trúc số lượng công việc, gia tăng yêu cầu và kỹ năng liên quan tới công nghệ tài chính. Những thay đổi này làm gia tăng khoảng cách cung - cầu lao động nếu không có những ứng phó kịp thời. Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chương trình hỗ trợ tài chính và gia tăng khả năng tiếp cận các khóa học, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tại Việt Nam, một số giải pháp đã được thực hiện nhưng cần các sáng kiến và biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.

32 Tạo động lực cho nhân viên kỹ thuật tại Viễn thông Hà Tĩnh / Phạm Thị Lê Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 53-55 .- 658

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức, doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải thừa nhận vai trò của công tác quản trị nguồn nhân lực. Trong bài viết này, tác giả đã tổng hợp lại mộ số khái niệm cơ bản về tạo động lực cho nhân viên, đưa ra thực trạng các công cụ tạo động lực lao động cho Nhân viên Kỹ thuật tại Viễn thông Hà Tĩnh, qua đó đưa ra một số giải pháp để doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.

33 Phát triển nguồn nhân lực số trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay / Trần Việt Anh, Cảnh Chí Hoàng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 114-116 .- 658.3

Một trong các mục tiêu lớn của Việt Nam đến năm 2025 là 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Đây là giai đoạn khẩn trương để đào tạo và phát triển liên tục nguồn lực số đáp ứng cho toàn bộ doanh nghiệp và các cơ quan bộ, ban, ngành, giúp chuẩn bị cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực số của Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này trong tương lai.

34 Phát triển nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán / Trần Ngân Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 148-150 .- 658.3

Phát triển nguồn nhân lực về kế toán - kiểm toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ Tài chính đặt ra trong Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết trao đổi về thực trạng nguồn nhân lực kế toán-kiểm toán, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, góp phần thực hiện thành công Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030.

35 Đánh giá tác động của phúc lợi vật chất đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng / Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trương Tuấn Linh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 202 – 205 .- 332

Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, để phát huy tối đa năng lực của người lao động thì tạo động lực làm việc cho họ là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích, đánh giá về chính sách tạo động lực bằng yếu tố vật chất cho người lao động tại Agribank Lào Cai. Kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp về tạo động lực, góp phần nâng cao chất lượng công việc của người lao động trong Agribank Lào Cai nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung.

36 Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số và kinh nghiệm đối với Thái Nguyên / Ngô Cẩm Tú // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 151 – 153 .- 658

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số là xu thế tất yếu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kinh tế số ra đời dần thay thế cho các khu vực kinh tế truyền thống đòi hỏi cơ cấu lao động phải có những biến đổi phù hợp. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia, địa phương khác nhau được triển khai theo nhiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia. Bài viết nghiên cứu thực tiễn xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số của Singapore, Thái Lan và 2 địa gở Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, từ đó rút ra một số kinh nghiệm để xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số ở tỉnh Thái Nguyên.

37 Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đối với ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch COVID-19 / Nguyễn Xuân Vinh // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 60-73 .- 658

Đại dịch Covid-19 đã để lại hậu quả nặng nề đối với nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, thu nhập và việc làm. Trong số đó, có thể khẳng định là ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất trên phạm vi toàn cầu. Đại bộ phận người lao động trong ngành du lịch bị mất việc làm, thu nhập bấp bênh, cuộc sống khó khăn trong thời gian dài. Điều này đã tạo ra áp lực đối với cả doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Bài báo này nhằm nghiên cứu, phân tích thực trạng và thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cũng nêu ra những triển vọng phục hồi cho ngành du lịch; qua đó đề xuất một số giải pháp đối với cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nhằm giúp cho người lao động cũng như người học lấy lại niềm tin tạo đà thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu giai đoạn tái phục hồi ngành du lịch.

38 Ứng dụng phương pháp FAHP trong xếp hạng các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu / Lục Mạnh Hiển, Nguyễn Quang Vĩnh // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 101-109 .- 658.3

Nghiên cứu này thực hiện xếp hạng thứ tự ưu tiên đối với các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thông qua phương pháp FAHP và khảo sát đối với các chuyên gia thuộc lĩnh vực du lịch, mô hình nghiên cứu đã đề xuất 19 tiêu chí liên quan đến ba tiêu chuẩn: thái độ, kiến thức và kỹ năng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu chuẩn tiêu chỉ được đánh giá là quan trọng nhất là tiêu chí trung thành với Tổ quốc, với Đảng .đối với tiêu chuẩn về kỹ năng, xếp ở vị trí thứ nhất thuộc về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tổ chức cũng được xếp ở vị thứ hai.

39 Quản trị nguồn nhân lực xanh : xu thế tất yếu cho mục tiêu phát triển bền vững / Võ Thị Vân Khánh // .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 188-191 .- 658

Bài viết này khái quát các hoạt động quản trị nguồn nhân lực xanh của các tổ chức, những hạn chế hoặc rào cản trong Quản trị nguồn nhân lực xanh, qua đó đề xuất một số sánh kiến tiềm năng cho các tổ chức xanh.

40 Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong các công ty lâm nghiệp Tuyên Quang / Nguyễn Thị Kim Ngân // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 201-204 .- 658.3

Nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại các công ty lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang nhằm đánh giá thực trạng để đưa ra một số đề xuất hoàn thiện nguồn nhân lực trong các công ty lâm nghiệp địa phương nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.