CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
621 Thực trạng triển khai quy trình đánh giá đầy đủ vốn bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam theo Basel 2 và những gợi ý chính sách trong thời gian tới / TS. Nguyễn Thùy Dương, ThS. Đỗ Thu Hằng // Ngân hàng .- 2017 .- Số 17 tháng 9 .- Tr. 22-28 .- 332.12

Trình bày quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ ICAAP; Thực trạng vốn của các NHTM Việt Nam; Kinh nghiệm triển khai ICAAP tại một số quốc gia; Một số gợi ý chính sách triển khai quy trình đánh giá đầy đủ vốn theo Basel 2.

622 Chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị / Trần Thị Thanh THủy // Ngân hàng .- 2017 .- Số 16 tháng 8 .- Tr. 29-35 .- 332.12

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đặt ra những thách thức cho các Ngân hàng thương mại (NHTM), đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thể mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Trước tình hình đó để có đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các NHTM nước ngoài bắt buộc các NHTM có những bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của mình.

624 Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài đối với hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đoàn Đình Ba // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 496 tháng 6 .- Tr. 51-52 .- 332.12

Trình bày kinh nghiệm phts triển dịch vụ cảu một số ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam và gợi ý một số bài học đối với các NHTM Việt Nam.

625 Ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo để ước lượng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam / // Ngân hàng .- 2017 .- Số 11 tháng 6 .- Tr. 19-24 .- 332.12

Mô tả một hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo (ANNs) có giám sát dựa trên các thuật toán học truyền lại. Nghiên cứu với mục đích đào tạo và thực hiện quyết định chấp thuận hoặc từ chối đơn xin cấp tín dụng. Các mạng thần kinh được đào tạo dựa trên bộ dữ liệu từ 1.200 hồ sơ tại các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Đông Á, MBbank. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình ANNs hỗ trợ đáng kể trong việc ra quyết định cấp tín dụng nhanh chóng trong xử lý các yêu cầu cấp tín dụng. Ngoài ra, ứng dụng của mô hình trong việc đánh giá rủi ro tín dụng cho thấy đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.

626 Đo lường hiệu quả ngân hàng bằng mô hình DEA với đầu ra không mong muốn: trường hợp của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam / ThS. Châu Đình Linh // Ngân hàng .- 2017 .- Số 13 tháng 7 .- Tr. 21-26 .- 332.12

Trình bày các yếu tố: đo lường hiệu quả ngân hàngcủa ngân hàng thương mại Nhà nước bằng mô hình DEA với đầu ra không mong muốn; Đánh giá và phân tích mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến từng ngân hàng trong nhóm NHTMNN; Đo lường điểm siêu hiệu quả đối với các NHTMNN đạt biên hiệu quả nhừm xem xét tính hiệu quả cao thấp của các ngân hàng này.

628 Cạnh tranh và các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam / ThS. Nguyễn Văn Thép, Nguyễn Thùy Khả Linh // Ngân hàng .- 2017 .- Số 14 tháng 7 .- Tr. 28-31 .- 332.12

Xác định thực trạng cạnh tranh và các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo thường niên của 23 NHTM trong giai đoạn 2008-2015.

629 Một số giải pháp phát triển công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương mại / TS. Nguyễn Thị Thu Đông // Ngân hàng .- 2017 .- Số 14 tháng 7 .- Tr. 32- 36 .- 332.12

Trình bày việc phát triển công nghệ thông tin tại ngân hàng thương mại (NHTM) theo xu hướng hiện nay; Hoạt động đầu tư, phát triển ứng dụng CNTT tại NHTM thời gian qua; Định hướng và giải pháp phát triển CNTT tại NHTM.

630 Khuyến nghị cách thức sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ / ThS. Trần Huy Tùng, ThS. Nguyễn Huyền Diệu // .- 2017 .- Số 7(427) tháng 4 .- Tr. 18-22 .- 332.12

Trình bày cơ sở lý luận của công cụ hạn mức tín dụng, phân tích cách thức sử dụng công cụ này tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016, từ đó đề xuất khuyến nghị cho việc sử dụng công cụ này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tương lai.