CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
401 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại theo mô hình PESTEL và một số đề xuất / Vũ Hồng Thanh // Ngân hàng .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 28-32 .- 332.12

Bài viết sử dụng mô hình PESTEL để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng và nêu một số đề xuất khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm tăng cường khả năng đương đầu với những khó khăn và thách thức trong thời gian tới.

402 Giải pháp phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam / Bùi Khắc Hoài Phương // Ngân hàng .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 24-33 .- 332.12

Trình bày quan điểm về phát triển Ngân hàng bền vững,những điều kiện phát triển bền vững ngân hàng thương mại; thực trạng phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam, giải pháp phát triển bền vững ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

403 Xây dựng bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Mạnh Hùng // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 21-27 .- 332.12

Bài viết này thực hiện với mục tiêu xây dựng một bộ chỉ số để đánh giá tinyhf hình minh bạch và công bố thông tin của các ngân hàng thương Việt nam. Cơ sở xây dựng bộ chỉ số là nghiên cứu của một số học giả đi trước tại Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Thế giới cũng như các quy định về công bố thông tin tại Việt Nam. Bộ tiêu chí được đề xuất gồm bốn nhóm nhân tố với 40 tiêu chí. Bên cạnh những ứng dụng để đánh giá vấn đề minh bạch và công bố thông tin của ngành Ngân hàng, bộ tiêu chí sẽ bổ sung thêm một biến số trong các mô hình kinh tế lượng khi cần đánh giá về các hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam.

404 Mối tương quan giữa mục tiêu tăng vốn với khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng / Chu Thị Thanh Trang, Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Bảo Ngọc // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 34-41 .- 332.12

Xác định mối tương quan hệ qua lại giữa mục tiêu tăng vốn với khả năng tạo thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu đã chứng minh có sự tồn tại mối quan hệ hai chiều, đánh đổi giữa hai biến số này. Áp lực từ việc theo đuổi mục tiêu tăng vốn đáp ứng chuẩn Basel II trong thời gian qua, đã làm hạn chế chức năng tạo thanh khoản cho nền kinh tế - một trong những chức năng quan trọng nhất của ngân hàng. Phát hiện nay, một mặt có ý nghĩa về mặt học thuật, đồng thời, có thể có ý nghĩa chính sách quan trọng liên quan đến việc xác định các mục tiêu vừa đảm bảo an toàn hệ thống, vừa phát huy được chức năng cung thanh khoản hệ thống ngân hàng.

405 Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO : ảnh hưởng của các nhân tố vi mô và vĩ mô / Đặng Văn Dân // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 3+4 .- Tr. 52-57 .- 332.12

Khảo sát thực nghiệm tác động của các nhân tố vi mô đặc thù ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam. Sử dụng dữ liệu giai đoạn hậu WTO từ năm 2007 đến 2019, cùng với các phương pháp/mô hình ước lượng khác nhau, bài viết đã chỉ ra những kết quả quan trọng. Theo đó, các ngân hàng có nhiều vốn hơn, vị thế thanh khoản cao hơn, huy động tiền gửi nhiều hơn, hay hoạt động trong bối cảnh lạm phát cao hơn, có xu hướng có ít rủi ro tín dụng hơn các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, các ngân hàng có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao hơn, thuộc sở hữu nhà nước, hay hoạt động trong thời kỳ lãi suất chính sách cao hơn, có xu hướng gia tăng rủi ro tín dụng.

406 Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Trần Thái Nguyên, Phan Thị Lam // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 3+4 .- Tr. 58-63 .- 332.12

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019. Kết quả cho thấy lạm phát có tác động ngược chiều, còn lãi suất tái cấp vốn có tác động cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi các NHTM tại Việt Nam và có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả trên bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị để hoạt động huy động vốn của các NHTM được phát triển ổn định.

407 Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Vũ Cẩm Nhung, Lại Cao Mai Phương // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 44-50 .- 332.12

Sơ lược thực trạng phát triển fintech thời gian qua; xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng tại Việt Nam; Một số khuyến nghị thúc đẩy sựi hợp tác giữa các công ty Fintech và hệ thống NHTM Việt Nam.

408 Tác động của Fintech tới hiệu quả hoạt động của NHTM / Định Thị Thu Hồng, Nguyễn Hữu Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 51-58 .- 332.12

Đôi nét về hoạt động Fintech trên thế giới; sự phát triển của công ty Fintech ở Việt Nam; Ước lượng tác động sự gia tăng các công ty Fintech đến hiệu quả hoạt động NHTM ở Việt Nam; Kết luận và hàm ý chính sách.

409 Tác động của lãi suất đến khu vực đầu tư tư nhân / Đỗ Văn Tính // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.10 - 12 .- 332.04

Các doanh nghiệp phần mềm (DNPM) vừa là mục tiêu, vừa là động lực chủ yếu của sự phát triển nền công nghiệp phần mềm của nước nhà. Thực tiễn phát triển DNPM ở nước ta những năm qua, cũng như doanh nghiệp của các nước trên thế giới đều chỉ ra yếu tố nguồn nhâ lực quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp này. Điều đó đặt ra vấn đề vừa mang tính cơ bản xuyên suốt, vừa mang tính cấp bách hiện nay là đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển DNPM Việt Nam.

410 Bàn về rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thanh Phong // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.119 - 121 .- 332.04

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý điều hành và quản trị rủi ro, nhất là quản trị thanh quản. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro thanh quản đến hiệu quả ngân hàng, nhưng thanh quản và rủi ro thanh quản luôn thay đổi theo thời gian, do đó cần thiết có nghiên cứu, đánh giá cập nhật. Trong phạm vi nghiên cứu, bài viết xem xét ảnh hưởng của thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam.