CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
371 Giải pháp tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại ở TP. Đà Nẵng / Mai Thị Quỳnh Như // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 148-150 .- 332.12

Thực trạng tiền gửi - tiền vay tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong giai đoạn 2019-2020 và giải pháp thực hiện tăng tiền gửi - tiền vay năm 2021.

372 Ước tính tác động của các yếu tố lên thời gian sống sót của khoản vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại bằng mô hình LAPLACE / Đoàn Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Minh, Bùi Quốc Hoàn // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 287 .- Tr. 66-75 .- 658

Việc ước lượng và dự báo thời điểm mà khoản vay bị vỡ nợ là bài toán quan trọng trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng. Người ta thường sử dụng các mô hình Cox PH hay AFT để nghiên cứu bài toán này. Tuy nhiên, các mô hình này dựa trên giả định là tác động của các biến giải thích lên toàn bộ thời gian sống sót của khoản vay là đồng nhất và giả thiết này là không đúng trong nhiều trường hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng mô hình Laplace được đề xuất bởi Bottai & Zhang (2010), là mô hình hồi quy phân vị trong phân tích sống sót. Kết quả hồi quy theo phân vị cho thấy tác động của nhiều biến giải thích như tuổi tác, học vấn, tài sản hay vị trí việc làm lên thời gian sống sót của khoản vay là khác nhau theo thời gian và trên các phân vị. Ngoài ra, chỉ số tài chính được đo bằng tỷ số giữa giá trị của khoản vay trên tổng thu nhập là đồng nhất theo thời gian và trên các phân vị.

373 Tín dụng xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị chính sách / // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 9 (570) .- Tr. 53-59 .- 332.12

Bài viết tổng hợp thực trạng tín dụng xanh tại Việt Nam, từ đó, đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng xanh của ngân hàng thương mại.

374 Định vị hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong khối CPTPP qua chỉ số tài chính toàn diện và hệ thống xếp hạng Camels / Phạm Thủy Tú, Nguyễn Đặng Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 9 (570) .- Tr. 60-65 .- 332.12

Bài viết sử dụng kết quả được tính toán, tổng hợp từ nguồn dữ liệu công bố tại Ngân hangd thế giói, báo cáo tài chính công bố của NHNN, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2019 làm cơ sở phân tích, đưa ra nhận định và đánh giá. Thông qua đó, bài viết đề xuất một số gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng giúp các hoạt động trong ngành ngân hàng gia tăng vị thế cạnh trạnh và ngày càng ổn định hơn trong thị trường quốc tế.

375 Tác động của phát triển công nghệ đến hoạt động ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Đức Trung, Trần Việt Dũng, Lữ Hữu Chí // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 10 (571) .- Tr. 37-41 .- 332.1

Dựa trên bộ dữ liệu của 12 ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam giai đọa 2011-2019, nhóm tác giả tiến hành điều tra thực nghiệm về tác động của việc chỉ tiêu công nghệ đến hiệu quả hoạt động cũng như sự ổn định của ngân hàng. Kết quả cho thấy đầu tư công nghệ ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng. Tuy nhiên không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa việc chỉ tiêu cho ngân sách công nghệ và độ ổn định ngân hàng. Nhóm tác giả tin rằng, nghiên cứu là hữu ích cho các nhà quản trị lẫn cơ quan quản lý trong việc quản trị, điều hành ngân hàng cũng như định hướng chính sách phát triển.

376 Hiệu quả sử dụng vốn sở hữu tại hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam / Nguyễn Thị Tuyết Nga // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 89-92 .- 332.1

Nghiên cứu kiểm định sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả sử dụng vốn sở hữu tại hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam giai đoạn 2013-2019, thông qua sử dụng phương pháp định lượng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi. Kết quả cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) chịu sự tác động ngược chiều bởi các yếu tố: tỷ lệ chi phí hoạt động (COSR), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EA) và tác động cùng chiều bởi các yếu tố: qui mô ngân hàng thông qua tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ thanh khoản (LIQ), rủi ro tín dụng (LIR). Đây là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà quản trị, hoạch định chính sách tại NHTM Việt Nam.

377 Mô hình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại / Đào Thanh Bình, Cao Hồng Vân Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- .- 332.1

Tập trung phân tích các phương pháp cảnh báo sớm rủi ro phổ biến nhất cũng như điều kiện áp dụng hợp lý của từng phương pháp trong điều kiện cụ thể của hệ thống NHTM tại VN hiện nay.

378 Phát triển ngân hàng số tại Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam / Huỳnh Thu Hiền // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 104-106 .- 332.12

Phân tích kinh nghiệm phát triển ngân hàng số của một số ngân hàng khu vực ĐNÁ và rút ra bài học cho hệ thống NHTM Việt Nam trong việc triển khai thực hiện ngân hàng số.

379 Phương thức thanh toán BPO-sản phẩm thay thế L/C trong tương lai? / TS. Nguyễn Thị Cẩm Thuỷ, ThS. Hoàng Phương Dung // Ngân hàng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 23-27 .- 332.15

Bài viết tìm hiểu về phương thức thanh toán BPO và so sánh sự khác biệt giữa phương thức thanh toán BPO và thanh toán L/C, đề xuất một số giải pháp đối với các ngân hàng thương mại

380 Marketing số cho dịch vụ ngân hàng số của ngân hàng thương mại Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Đinh Thủy Bích // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.73 - 78. .- 332.04

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cách thức sống, làm việc, thói quen tiêu dùng, cách thức tìm kiếm thông tin của con người vì công nghệ đang được ứng dụng vào mọi mặt của cuộc sống. Do đó, chuyển đổi số trong lĩnh tài chính - ngân hàng tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. Ứng dụng công nghệ số trong phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số và sử dụng digital marketing để phát triển và thu hút khách hàng. Do vậy việc sử dụng digital marketing để phát triển ngân hàng số hay các dịch vụ sử dụng công nghệ số của ngân hàng là điều hoàn toàn hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm ngân sách marketing.