CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Thương mại
301 Phát triển dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng thương mại / TS. Đỗ Thị Thùy // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 3+4 .- Tr. 40-45 .- 332.12
Bài viết tìm hiểu thực trạng và những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng hiện nay của các NHTM, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp phát triển dịch vụ phi tín dụng cho các NHTM.
302 Nợ xấu do Covid-19 và những vấn đề đặt ra / TS. Nguyễn Đại Lai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 3+4 .- Tr. 46-49 .- 332.12
Bài viết tìm hiều về bức tranh nợ xấu tại các NHTM, từ đó đưa ra một số đề xuất để cải thiện môi trường, cơ chế phát triển kinh tế tạo nền móng cho quá trình chống và giảm rủi ro trong thị trường tín dụng.
303 Tác động của thay đổi pháp lý về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam / TS. Nguyễn Bích Ngân, Ths. Nguyễn Thị Vân // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 3+4 .- Tr. 50-55 .- 332.12
Bài viết khái quát về: 1. các tahy đổi trong quy định pháp lý về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam, 2. thực trạng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại cac NHTM Việt Nam, 3. thực trạng về khả năng sinh lời và mức độ rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các định giá, nhận định về các ảnh hưởng, tác động của các thay đổi trong các quy định pháp lý về tỷ lệ an toàn vốn thực hiện tại các NHTM Việt Nam và qua đó ảnh hưởng tới khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của ngân hàng.
304 Ảnh hưởng của chỉ số Lerner đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Ngọc, Võ Thị Thu Hằng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 220 .- Tr. 33-36 .- 332
Bài báo nhằm phân tích và đo lường sự ảnh hưởng của chỉ số Lerner tới tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu 19 ngân hàng thương mại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2006-2020. Nhóm tác giả làm rõ phản ứng của nguồn cung ứng vốn vay của hệ thống ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào mức độ cạnh tranh của các ngân hàng
305 Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch giữa người có liên quan tại ngân hàng thương mại / Trần Linh Huân, Phạm Thị Thu Thảo // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr.43 - 46 .- 346.597 082
Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch giữa người có liên quan tại ngân hàng thương mại đóng vai trò quyết định đến hiệu quả trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật điều chỉnh với hoạt động này. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ các vấn đề bản chất pháp lý liên quan đến nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với kiểm soát giao dịch giữa người có liên quan tại ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra mộ số khuyến nghị đối với các nguyên tắc này.
306 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp Fintech và hoạt động kinh doanh ngân hàng : những vấn đề đặt ra với Việt Nam / Kiều Hữu Thiện // Ngân hàng .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 27-33 .- 658
Tập trung đề cập sự ra đời và hoạt động của Fintech, các tác động có thể xảy ra đối với hoạt động ngân hàng, từ đó gợi mở một số vấn đề đối với Việt Nam.
307 Trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Nguyễn Quốc Anh, Tăng Mỹ Sang // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 46-61 .- 332.12
Hiện nay, việc các ngân hàng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân ngân hàng phát triển bền vững, mà còn đem lại nhiều đóng góp cho xã hội. Thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ 17 ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, bài viết đã nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho hầu hết các ngân hàng ngày càng chú trọng đến các hoạt động trách nhiệm xã hội, trong đó các hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực đang được tất cả ngân hàng quan tâm, các hoạt động thuộc những khía cạnh còn lại chưa được quan tâm nhiều. Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng có liên quan đến đòn bẩy tài chính, quy mô ngân hàng và các hoạt động trách nhiệm xã hội liên quan đến nguồn nhân lực. Hệ số Tobin’s Q có liên quan đến quy mô hoạt động và đòn bẩy tài chính. Từ kết quả nghiên cứu, ba nhóm giải pháp có liên quan đã được đề xuất nhằm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng.
308 Ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại địa bàn tỉnh Đồng Nai / Lê Vũ Hà, Đỗ Văn Lộc, Huỳnh Mẫn Kỳ // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 218 .- Tr. 68 - 73 .- 657
Bài viết xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó, tác giả đưa ra gợi ý chính sách góp phần nâng cao tín dụng hữu hiệu đối với kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ khóa:"
309 Nâng cao hiệu quả danh mục tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại nhà nước / Lê Huy Hoàng, Vũ Xuân Đại // .- 2021 .- Số 219 .- Tr. 29 - 32 .- 332.024
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong động lực tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong định hướng và mục tiêu chiến lược của các ngân hàng thương mại, DNVVN được xác định là phân khúc khách hàng trọng điểm chiến lược, đóng góp tích cực vào quy mô và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
310 Phát triển công nghệ và hướng đi gợi mở trong tương lai đối với các ngân hàng Việt Nam / Trần Việt Dũng, Lữ Hữu Chí, Lê Phương Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 23(584) .- Tr. 40-44 .- 332.12
Dựa trên bộ dữ liệu của 12 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020, nhóm tác giả tiến hành điều tra thực nghiệm về tác động của Việc chi tiêu công nghệ đến các hoạt động trung gian tiền gửi của các ngân hàng. Kết quả cho thấy đầu tư công nghệ ảnh hưởng tích cực đáng kể đến các hoạt động trung gian này. Bằng chứng thực nghiệm này góp phần xóa mờ những mối hoài nghi về mặt tối của phát triển công nghệ như một số nghiên cứu đã đề cập. Nghiên cứu có giá trị tham khảo hữu ích cho cả các nhà quản trị lẫn cơ quan quản lý trong việc quản trị, điều hành ngân hàng cũng như định hướng chính sách phát triển.