CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Tiền tệ

  • Duyệt theo:
81 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ : yêu cầu khách quan trong quá trình hội nhập của nền kinh tế / Nguyễn Quốc Việt // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 3(188) .- Tr. 20-22 .- 332.12

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ xuất phát trừ yêu cầu tất yếu, nội tại của nền kinh tế quốc dân; Phát triển triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là tất yếu bở bản thân dịch vụ này còn yếu kém và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao cảu nền kinh tế; Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ...

82 Kiểm tra tác động của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - Nghiên cứu trường hợp tại các nước Đông Nam Á / Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Trúc Hương // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 260 .- Tr. 34-47 .- 332.4

Nghiên cứu xem xét tác động của tài chính toàn diện (financial inclusion-FI) đến chính sách tiền tệ tại các nước ASEAN. Thông qua việc kiểm tra mục tiêu ổn định giá cả của chính sách tiền tệ, yếu tố lạm phát được xem là biến đại diện cho chính sách tiền tệ tại các quốc gia này. Phương pháp PCA được sử dụng để xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường mức độ FI (FI index). Để trả lời câu hỏi nghiên cứu chính, các mô hình Pooled OLS, FEM, REM được sử dụng để phân tích và ước lượng GLS để khắc phục vấn đề phương sai thay đổi, tự tương quan của mô hình. Dữ liệu được thu thập thông qua các nguồn thứ cấp bao gồm các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (giai đoạn 2008-2016). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ FI có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền tệ. Theo đó, việc tăng cường mức độ FI sẽ làm giảm lạm phát, góp phần ổn định giá cả và phát triển kinh tế vĩ mô.

83 Đổi mới điều hành chính sách lãi suất nhằm nâng cao hiệu lực của chính sách tiền tệ / // Ngân hàng .- 2018 .- Số 17 .- Tr. 6-9 .- 332.4

Cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và hiệu lực của chính sách tiền tệ; Thực trạng và xu hướng phát triển điều hành chính sáchtiền tệ, lãi suất ở một số quốc gia; Thực trạng điều hành chính sáchtiền tệ, lãi suất của VN; Hiệu lực của chính sáchtiền tệ ở VN; Định hướng, giải pháp xây dựng khung khổ và điều hành chính sáchtiền tệ, lãi suất.

84 Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong kiểm soát thị trường tài chính / Nguyễn Trọng Tài // Ngân hàng .- 2018 .- Số 24 tháng 12 .- Tr. 2-7 .- 332.4

Khái quát chính sách tiền tệ (CSTT) và Chính sách tài khóa (CSTK); Phối hợp các công cụ CSTT và CSTK trong kiểm soát an toàn hệ thống tài chính; Vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị.

85 Hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây : kết quả từ mô hình VAR / Phạm Chí Quang, Nguyễn Hữu Tú // Ngân hàng .- 2018 .- Số 23 tháng 12 .- Tr. 6-9 .- 332.4

Tổng quan về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ chủ yếu; dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và kết luận

86 Chính sách tiền tệ phi truyền thống : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / // Ngân hàng .- 2018 .- Số 23 tháng 12 .- Tr. 14-16 .- 332.4

Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ phi truyền thống; Kinh nghiệm điều hành CSTT phi truyền thống tại các quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam; Điều hành CSTT của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và khuyến nghị về sử dụng CSTT phi truyền thống trong điều kiện Việt Nam.

87 Sự phá vỡ cấu trúc và tính ổn định của hàm cầu tiền Việt Nam / Phạm Đình Long, Bùi Quang Hiển // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 255 tháng 09 .- Tr. 11-21 .- 332.4

Sau một thập kỷ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã dần điều chỉnh các yếu tố vĩ mô vào quỹ đạo ổn định. Bài viết nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tính ổn định của hàm cầu tiền ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 11 năm 2017. Bằng các mô hình phân phối trễ tự hồi quy, vector tự quy, và đồng liên kết hiệu chỉnh toàn phần bình phương nhỏ nhất, kết quả cho thấy sự không ổn định của hàm cầu tiền khi xét cho toàn mẫu nghiên cứu. Với cầu tiền hẹp (M1), sự ổn định của hàm cầu tiền trước và sau khủng hoảng được xác nhận tồn tại không chỉ thông qua kiểm định tổng tích lũy của phần dư (Cumulative Sum of Recursive Residuals - CUSUM) và CUSUM bình phương mà còn vượt qua các bài kiểm tra khác như Lc, MeanF, SupF, Eigenvalue fluctuation, và Nyblom. Sự phá vỡ cấu trúc từ cuộc khủng hoảng 2008 chưa thể kết luận có ảnh hưởng đến cầu tiền rộng (M2).

88 Mối quan hệ giữa dòng vốn bên ngoài và hành vi đầu tư của doanh nghiệp dưới sự tác động của chính sách tiền tệ tại Việt Nam / Nguyễn Quang Bình & Lại Trung Thành // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(5) tháng 5 .- Tr. 46-67 .- 332.4

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định tác động của Chính sách tiền tệ đến hoạt động đầu tư của 625 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX trong giai đoạn 2000-2016. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu thông qua nguồn vốn nội bộ. Trong khi đó, kênh tín dụng của CSTT dường như không phát huy hiệu quả khi chưa thể trở thành nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Điều này đến từ sự phát triển chưa hoàn thiện của thị trường tài chính cũng như hệ thống ngân hàng và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng.

89 Thành công điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam / TS. Nguyễn văn Tuấn // Ngân hàng .- 2018 .- Số 19 tháng 10 .- Tr. 2-9 .- 332.4

Tổng quan những diễn biến kinh tế vĩ mô chủ yếu tác động lớn đến điều hành chính sách tiền tệ; Thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; Kết luận và kiến nghị.

90 Chính sách tiền tệ và quy tắc Taylor : nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á / Nguyễn Hà Thạch // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(6) tháng 6 .- Tr. 45-67 .- 332.4

Bài viết nghiên cứu hành vi điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương tại một số quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á theo quy tắc Taylor phiên bản hướng tới tương lai. Kết quả cho thấy quy tắc Taylor tuyến tính phù hợp trong việc giải thích chính sách tiền tệ tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn với biến ngưỡng lạm phát kỳ vọng để kiểm định quy tắc Taylor phi tuyến, kết quả cho thấy có tính bất cân xứng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Indonesia, Maylaysia và Philippines trong khi không tìm thấy bằng chứng phi tuyến trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam và Thái Lan.