CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Ngoại giao

  • Duyệt theo:
21 Vấn đề Biển Đông trong quan hệ Trung – Việt từ sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng / Mỹ Văn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 9 (181)/2016 .- Tr. 73-86 .- 327

Trình bày những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đã và đang tác động trực tiếp đến quan hệ Trung – Việt như thế nào trong những năm gần đây.

22 Những điều chỉnh mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18 / ThS. Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 9 (187)/2016 .- Tr. 11-20 .- 327

Tổng quan chính sách láng giềng của Trung Quốc. Một số nhân tố thúc đẩy Trung Quốc điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng. Định hướng mới trong trọng tâm ngoại giao của thế hệ Tập – Lý.

23 Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong thế kỷ XXI – Nhìn từ góc độ Biển Đông / ThS. Nguyễn Tăng Nghị // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 33-45 .- 327

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thời gian qua cùng với một số chính sách đã triển khai khiến các nước láng giềng cảm thấy bất an, lo lắng. Để chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc thực sự mang lại hiệu quả, Trung Quốc cần phải thể hiện một thái độ ôn hòa, hợp tác với một tinh thần và vị thế của một nước lớn, đóng vai trò quan trọng trong khu vực và quốc tế.

24 Bàn về chiến lược và nghiên cứu chiến lược trong ngoại giao / PGS. TS. Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 203-223 .- 327

Phân tích khái niệm chiến lược và những khái niệm liên quan đến chiến lược, tiếp đó sẽ đưa ra cách luận giải về nghiên cứu chiến lược, đặc biệt tập trung vào việc phân tích nghiên cứu chiến lược trong ngoại giao.

26 Trọng trách của công tác ngoại giao / GS. TS. Vũ Văn Hiền // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 3 (102)/2015 .- Tr. 37-43 .- 327

Đề xuất sáu nhiệm vụ cho ngành ngoại giao nước nhà cũng như đề xuất những đổi mới tư duy đối ngoại trong tình hình mới.

27 Chính sách ngoại giao của Nhật Bản trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công / TS. Trần Thọ Quang, ThS. Ngô Phương Anh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 7 (184)/2015 .- Tr. 3-11 .- 327

Trình bày chính sách ngoại giao của Nhật Bản trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công được thể hiện qua những điểm trọng yếu sau đây: thông qua các kỳ Hội nghị thượng đỉnh Mê Công – Nhật Bản; thông qua hợp tác kinh tế; thông qua hợp tác, giao lưu văn hóa, giáo dục…

28 Ngoại giao trong Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa xuân 1975 / PGS. TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 45-62 .- 327

Với vị trí là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong thắng lợi vĩ đại Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa xuân 1975.

29 Mặt trận ngoại giao trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước / PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 63-81 .- 327

Cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước của nhân dân ta còn diễn ra khi Chiến tranh lạnh ở vào đỉnh cao, quan hệ giữa các nước lớn, đặc biệt là quan hệ Mỹ - Xô – Trung có nhiều biến động, thay đổi hết sức phức tạp, có tác động trực tiếp đến công cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc kháng chiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, các bài học truyền thống của dân tộc đã được Đảng ta phát huy cao độ và theo đó ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng trong chiến lược kháng chiến đi đến ngày toàn thắng.

30 Xây dựng bản sắc thông qua chính sách văn hóa – giáo dục: Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu / PGS. TS. Phạm Quang Minh, TS. Bùi Hải Đăng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 3 (174)/2015 .- Tr. 49-56 .- 327

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng như hiện nay, bản sắc đã trở thành vấn đề sống còn đối với các tổ chức khu vực. Làm thế nào để có được bản sắc chung, chất keo kết dính các quốc gia dân tộc có lợi ích khác nhau là câu hỏi luôn thách thức tất cả các tổ chức, trong đó có Liên minh Châu Âu (EU), tổ chức liên kết khu vực được coi là thành công nhất cho đến nay. Bài viết này trả lời câu hỏi EU đã xây dựng chính sách giáo dục của mình như thế nào để xây dựng bản sắc của mình.