CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Ngoại giao
1 Chính sách ngoại giao của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đắc Tùng, Trần Thị Họa My // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 2(123) .- Tr. 17-24 .- 327
Trình bày môi trường chiến lược của Ấn Độ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Phân tích chính sách ngoại giao của Ấn Độ thời kỳ Covid-19 và tác động của chính sách ngoại giao thời kỳ Covid-19 đến vị thế Ấn Độ.
2 Tác động từ chính sách ngoại giao Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ đối với vị thế trung tâm của Asean / Đỗ Khương Mạnh Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 3(124) .- Tr. 1-8 .- 327
Nghiên cứu về chính sách ngoại giao Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dưới lăng kính cấu trúc khu vực. Trình bày về thực tiễn chính sách ngoại giao Ấn Đọ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ và tác động đối với vai trò trung tâm của Asean.
3 Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình qua trường hợp Myanmar / Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Xuân Vinh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 7(256) .- Tr. 3-13 .- 327
Trình bày vị trí chiến lược của Myanmar đối với Trung Quốc. Nhìn lại quá trình triển khai chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ở Myanmar. Đánh giá về chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đối với trường hợp Myanmar.
4 Tình hình triển khai chính sách hướng nam mới của Đài Loan ở Indonesia / Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Xuân Vinh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 7(256) .- Tr. 3-13 .- 327
Trình bày vị trí chiến lược của Myanmar đối với Trung Quốc. Nhìn lại quá trình triển khai chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ở Myanmar. Đánh giá về chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đối với trường hợp Myanmar.
5 Vấn đề biển Đông và chính sách ngoại giao xung quanh của Trung Quốc sau đại hội XVIII / Vũ Thị Vân Dung, Bùi Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 8(240) .- Tr. 74-87 .- 327
Nghiên cứu một số vấn đề về biển Đông và chính sách ngoại giao xung quanh của Trung Quốc sau đại hội XVIII. Trên cơ sở đó bài viết đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam - một số quốc gia có lợi ích an ninh, kinh tế gắn bó chặt chẽ với biển Đông.
6 Giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam / Huỳnh Quốc Khiêm // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 736 .- Tr. 73 – 75 .- 330
Bài viết tập trung làm rõ bản chất, nguyên nhân, tác động của tình trạng đô la hóa đến các nền kinh tế và thực trạng đô la hóa ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam.
7 Cộng đồng Ấn kiều trong chính sách ngoại giao sức mạnh mềm của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi / Lê Thị Quí Đức // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 8(93) .- Tr. 50-55 .- 327
Trình bày một cách khái quát chính sách ngoại giao sức mạnh mềm của Ấn Độ. Chỉ rõ vai trò của cộng đồng Ấn kiều trong chính sách ấy, đồng thời xem xét chiến lược của Chính phủ N.Modi trong việc khai thác nguồn lực này.
8 Xu hướng tập hợp lực lượng ở khu vực và trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam / PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng, TS. Tô Anh Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (114) .- Tr. 39-63 .- 327
Xu hướng tập hợp lực lượng trên thế giới đang có những phát triển mới, chuyển sang xoay quanh quan hệ Mỹ - Trung. Các phát triển này có nguồn gốc từ sự thay đổi tương quan sức mạnh giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Liên minh Châu Âu. Điều này dẫn đến ba xu hướng tập hợp lực lượng chính ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là phù thịnh, cân bằng lực lượng và phòng bị nước đôi. Việt Nam cần thực hiện bốn hướng chính sách để vận động phù hợp với các xu hướng tập hợp lực lượng này.
9 Điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc thời Tập Cận Bình / ThS. Dương Văn Lợi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 1 (197) .- Tr. 64-77 .- 327
Chính sách ngoại giao láng giềng là một trong bốn chính sách ngoại giao lớn trong cục diện đối ngoại của Trung Quốc. Chính sách này đã giúp Trung Quốc gặt hái được nhiều thành công trong đối ngoại kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Từ Đại hội XVIII đến nay đã mở ra một thời đại mới – thời đại Tập Cận Bình, Ban lãnh đạo mới Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng, nhất là từ khi diễn ra Hội nghị về công tác ngoại giao láng giềng mở rộng (ngoại giao chu biên) ngày 24/10/2013. Vậy, Trung Quốc đã điều chỉnh nhưng nội dung gì và kết quả ra sao sẽ là những nội dung bài viết tập trung phân tích.
10 Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam / TS. Lê Đình Tĩnh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 4 (111) .- Tr. 7-35 .- 327
Phân tích các khía cạnh chủ chốt về lý thuyết và thực tiễn của “tư duy chiến lược”, là điểm kết nối quan trọng và xuyên suốt của cả hai quá trình hoạch định và triển khai chính sách; từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới.