CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Ngoại giao

  • Duyệt theo:
31 Ngành ngoại giao Mỹ: Một góc nhìn từ bên trong / Quỳnh Mai // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 48-54 .- 327

Giới thiệu một số nét lớn liên quan đến tổ chức và vận hành của bộ máy liên quan đến tổ chức và vận hành của bộ máy Bộ Ngoại giao Mỹ, qua đó cung cấp một góc nhìn từ bên trong về các lực lượng và tiến trình chính tạo nên sức mạnh ngoại giao của Mỹ.

32 Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: chuyến đi công cán cuối cùng / Phạm Ngạc // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 17-24 .- 327

Sau Hội nghị Thành Đô (4/9/1990), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết định Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đi dự họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) vì không ai có thể làm tốt hơn việc chống bao vây cấm vận tại LHQ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và trên đường về cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Thái Lan. Bài viết này thuật lại chuyến công cán cuối cùng của ông.

33 Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và tác động đến Đông Nam Á/ASEAN / Lê Khương Thùy // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 09/2014 .- Tr. 3-17 .- 327

Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với khu vực sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với Trung Quốc? Mục tiêu và nội dung chính sách của Mỹ với Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào? Và điều chỉnh chính sách của Mỹ với Trung Quốc có tác động thế nào đối với Đông Nam Á/ASEAN? Bài báo sẽ đi sâu phân tích và trả lời các câu hỏi trên.

34 Chính sách lôi kéo Nga vào Viễn Đông của Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX / Số 10 (169) // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 10 (169)/2014 .- Tr. 52-60 .- 327

Đức đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo để nâng cao vị thế ở lục địa châu Âu và mở rộng ảnh hưởng của mình ra nhiều khu vực. Một trong những chính sách đó là tìm cách lôi kéo Nga vào vùng Viễn Đông (Đông Bắc Á). Bài viết sẽ tìm hiểu chính sách lôi kéo Nga vào khu vực Viễn Đông của Đức cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX.

35 Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân và việc vận dụng vào công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới ở nước ta hiện nay / ThS. Nguyễn Thế Hưởng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 3 (98)/2014 .- Tr. 27-52 .- 327

Nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân trong hệ thống di sản tư tưởng rộng lớn của Người, để từ đó nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào công tác vận động nhân dân thế giới góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo mang tầm chiến lược ở nước ta trong bối cảnh mới.

36 Điểm lại chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á qua các đời thủ tướng / ThS. Lê Hoàng Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 8 (162)/2014 .- Tr. 16-23 .- 327

Chính sách ngoại giao đối với khu vực Đông Nam Á của Nhật Bản được điều chỉnh theo từng giai đoạn, nhưng luôn duy trì tính nhất quán cao. Hiện nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước chưa có dấu hiệu được cải thiện một cách đáng kể và tình hình quốc tế, khu vực có nhiều biến động phức tạp, Thủ tướng Shinzo Abe đang thực hiện một chính sách đối ngoại như thế bào? Chính sách đó sẽ đem lại cho Nhật Bản những lợi ích gì? Và liệu chính sách đó có giúp cho Nhật Bản lấy lại và khẳng định được vị thế của mình trong khu vực hay không? Đó là những nội dung chính mà bài viết đề cập.