CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo hiểm
31 Quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHTN và BHYT ở Việt Nam / Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh Giang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 217 .- Tr. 26-30 .- 658
Đánh giá kết quả đạt được của quỹ BH trên các góc độ khác nhau; chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân; từ đó đưa ra một số khuyến nghị để khắc phục các bất cập hiện nay của quỹ BHXH, BHTN và BHYT.
32 Lựa chọn phương án trả lương trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phù hợp với chi phí và các khoản bảo hiểm bắt buộc / Trần Cẩm Vân, Nguyễn Thị Xuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 598 .- Tr. 96- 98 .- 657
Bài viết đề cập đến cơ sở lý thuyết về tiền lương, mối quan hệ giữa tiền lương, chi phí, và các khoản bảo hiểm xã hội và một số phương án trả lương trong đơn vị sử dụng lao động.
33 Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nhằm mở rộng tiếp cận tín dụng trong sản xuất nông nghiệp / Nguyễn Cảnh Hiệp // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 16-20 .- 658
Bài viết nhìn lại thực trạng chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với sản xuất nông nghiệp được ban hành và áp dụng trong những năm gần đây, chỉ ra một số hạn chế trong việc hỗ trợ phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nội dung cần hoàn thiện trong các quy định về hỗ trợ bảo hiểm nhằm góp phần mở rộng tiếp cận tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.
34 Phát triển bảo hiểm vi mô, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam / Vũ Thị Yến Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.43 - 47 .- 332
Theo cách tiếp cận về dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện là các dịch vụ có thể đáp ứng các mục đích sử dụng: giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Một trong những nội dung của tiếp cận tài chính toàn diện là phát triển các sản phẩm bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm vi mô cung cấp dịch vụ tài chính nhằm dự phòng rủi ro và tích lũy hướng đến những người có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương. Nghiên cứu thực trạng Phát triển bảo hiểm vi mô ở Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển bảo hiểm vi mô, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.
35 Bảo hiểm liên kết đầu tư: kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư cá nhân / Nguyễn Thị Cẩm Vân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.48 - 50 .- 332
Bảo hiểm liên kết đầu tư là sản phẩm bảo hiểm gồm hai thành phần bảo hiểm và đầu tư. Những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng đầu năm 2021, VN-Index vượt mức 1.300 điểm; quy mô thị trường ngày càng lớn, nhà đầu tư tham gia thị trường tăng mạnh, đạt hơn 3 triệu tài khoản. Thị trường chứng khoán phát triển là cơ hội tốt để mở rộng loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư. Bàn về lợi ích của hoạt động bảo hiểm liên kết đầu tư, đánh giá thực trạng hoạt động của sản phẩm này tại Việt Nam, bài viết đưa ra một số kiến nghị cho nhà đầu tư khi tham gia vào kênh đầu tư này.
36 Chế định chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn trong pháp luật bảo hiểm tài sản / Nguyễn Thị Thủy, Đỗ Lệnh Quân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.13 – 20 .- 340
Chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là một chế định khá đặc thù trong bảo hiểm tài sản. Mục đích của chế định này là nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đòi lại khoản tiền bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm nếu tổn thất xảy ra do lỗi của người thứ ba. Việc bên được bảo hiểm phải chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi hoàn sang doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ ba bồi hoàn khoản thiệt hại do lỗi của người thứ ba gây ra là hoàn toàn hợp lý về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn một số bất cập, gây trở ngại cho việc áp dụng chế định này trong thực tiễn.
37 Nhiều dư địa phát triển cho thị trường bảo hiểm Việt Nam / Ngô Việt Trung // Tài chính .- 2021 .- Số 744+745 .- Tr. 77-80 .- 368
Với tình hình kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã và đang nỗ lực triển khai hàng loạt các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục sản xuất kinh doanh, thị trường bảo hiểm năm 2020 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Trên cơ sở kết quả này, năm 2021, thị trường bảo hiểm được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ổn định và bền vững.
38 Rủi ro và bảo hiểm trong nông nghiệp: lý thuyết và thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam / Hoàng Triệu Huy, Nguyễn Việt Anh, Hồ Minh Toàn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 548 .- Tr. 8-11 .- 658
Tập trung vào 1. xem xét lại các chiến lược truyền thống về quản lý rủi ỏ nông nghiệp được nông dân sử dụng; 2. trình bày những kỳ vọng mà bảo hiểm nông nghiệp có thể mang lại; 3. đánh giá tình hình triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ_TTg; và 4. đưa ra một số vấn đề cần xem xét khi nhân rộng chương trình bảo hiểm nông nghiệp ở VN.
39 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý các hoạt động phụ trợ bảo hiểm / Nguyễn Thanh Nga // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 741 .- Tr. 43 - 45 .- 368
Bài viết đưa ra một số nội dung cần xem xét xây dựng quy định pháp luật đối với hoạt động bảo trợ bảo hiểm ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong quản lý các hoạt động bảo trợ bảo hiểm.
40 Một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam / Điều Bá Được // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 730 .- Tr. 27 - 31 .- 368
Bài viết khái quát quá trình hình thành, phát triển chế độ bảo hiểm hưu trí của Việt Nam, nhận diện một số khó khăn, thách thức đặt ra, đề xuất một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chế độ bảo hiểm hưu trí thời gian tới.