CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo hiểm
21 Ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đến chi phí y tế thảm họa: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp / Trần Quang Huy, Nguyễn Thị Thu Thương // .- 2022 .- Số 12(535) .- Tr. 102-114 .- 368
Hiện nay các nghiên cứu về tác động của bảo hiểm y tế đến chi phí y tế thảm họa cho các kết quả không thống nhất. Tổng quan hệ thống và phân tích gộp các nghiên cứu từ năm 2010 đến nay đã được thực hiện để xác định vai trò của bảo hiểm y tế trong giảm nguy cơ gánh chịu chi phí y tế thảm họa. Kết quả phân tích đem đến những hàm ý chính sách quan trọng.
22 Quy định pháp luật về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện / Phan Phương Nam // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 28-38 .- 349.597
Bài viết nghiên cứu các quy định của pháp luật về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm để từ đó xác định những điểm chưa hợp lý, bất cập của quy định này như: bấp cập trong các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, sự mâu thuẫn trong quy định về bảo hiểm trách nhiệm của dịch vụ. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm từng bước hoàn thiện các quy định trong nội dung này nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phát triển thị trường bảo hiểm.
23 Bancassurance tại Việt Nam : cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm // Ngân hàng .- 2022 .- Số 22 .- Tr. 13 - 18 .- 332.024
Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là mô hình liên kết kinh doanh phổ biến giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, một kênh phân phối tiềm năng và đang tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây bên cạnh các kênh phân phối bảo hiểm truyền thống khác. Bancassurance đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng như mang đến nguồn lợi nhuận mỗi năm cho các ngân hàng và được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ doanh thu trong thời gian tới. Bài viết phân tích về cơ hội cũng như những thách thức trong việc phát triển hoạt động Bancassurance tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động này trong thời gian tới.
24 Vai trò của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 10 - 12 .- 368
Ở Việt Nam tuy đã đạt được những kết quả đáng kể, song hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường trong thời gian qua vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: quy mô thị trường nhỏ, vốn kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế, văn bản pháp lý chi phối còn bất cập, cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tiếp diễn. Do đó, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm hơn nữa để phát huy vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
25 Nghiên cứu sự phát triển của phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tại Việt Nam / Trịnh Thị Phan Lan // Ngân hàng .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 38-41 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu về mô hình hợp tác liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm – phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) thông qua việc phân tích lợi ích các bên tham gia cũng như bức tranh chung về Bancassurance tại Việt Nam thời gian qua. Thông qua đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị phát triển Bancassurance tại Việt Nam, nhấn mạnh vấn đề pháp lý, tính bảo mật thông tin, chiến lược phân phối sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng và vấn đề chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ bảo hiểm liên kết.
26 Sản phẩm bảo hiểm liên kết qua ngân hàng tại Việt Nam / Nguyễn Thị Ái Linh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 775 .- Tr. 71-73 .- 658
Khái niệm bảo hiểm liên kết qua ngân hàng; Lịch sử phát triển của bảo hiểm liên kết qua ngân hang; Lợi ích của bảo hiểm liên kết qua ngân hang; Thị trường bảo hiểm liên kết qua ngân hàng tại Việt Nam; Cơ hội phát triển lâu dài.
27 Công tác quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội tại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Thị Thúy Vân, Đặng Kim Oanh // .- 2022 .- Số 610 .- Tr. 73 - 75 .- 658
Bài viết phân tích công tác quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội ở địa phương cấp huyện. Với số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ bảo hiểm xã hội thành phố sông Công, bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố sông công tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017 - 2019. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích các nguyên nhân, định hướng, chính sách và các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác chi các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố.
28 Sử dụng công cụ bảo hiểm giá xăng dầu nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá / Ngô Trí Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 26-28 .- 658
Trình bày tình hình biến động giá xăng dầu và yêu cầu đặt ra đối với bảo hiểm giá xăng dầu; Sử dụng hiệu quả công cụ bảo hiểm giá xăng, dầu.
29 Phát triển bảo hiểm sức khỏe tư nhân tự nguyện ở Bắc Âu và gợi ý giải pháp mở rộng bảo hiểm tư nhân ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hương, Mai Văn Sáu, Phạm Mỹ Hằng Phương // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 524 .- Tr. 98 - 106 .- 368
Bài viết khám phá sự phát triển của thị trường bảo hiểm tư nhân tự nguyện tại các quốc gia Bắc Âu. Các quốc gia Bắc Âu với hệ thống chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng tài chính mạnh và tham vọng dựa trên thuế để tiếp cận phổ cập đến các dịch vụ toàn diện. Điều này ngụ ý rằng, việc phân phối các nguồn lực chăm sóc sức khỏe nên dựa trên nhu cầu cá nhân, không dựa trên khả năng chi trả. Bất chấp định hướng tư tưởng này, các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe tư nhân mở rộng đáng kể đã gia tăng trong những thập kỷ gần đây. Vai trò phát triển của bảo hiểm tư nhân tự nguyện là khác nhau trên khắp các quốc gia Bắc Âu.
30 Phát triển bảo hiểm vi mô tại Việt Nam / Nguyễn Thế Bính // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 24(585) .- Tr. 34-37 .- 368
Bài viết sẽ phân tích những vấn đề đặt ra cần giải quyết để bảo hiểm vi mô thực sự trở thành lưới đỡ an sinh cho các đối tượng yếu thế như người nghèo, người dân ở vùng khó khăn, người dân tộc thiểu sô, người nông dân trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.