CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiến pháp--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Cơ sở của trách nhiệm hiến pháp / Nguyễn Cảnh Hợp // .- 2024 .- Số 12 (491) - Kỳ 2- Tháng 6 .- Tr. 3 – 11 .- 340

Trách nhiệm hiến pháp dù chưa được quy định như một chế định pháp luật nhưng trong khoa học pháp lý, trách nhiệm hiến pháp đang được nghiên cứu như một loại trách nhiệm pháp lý với các nội dung cụ thể gồm khái niệm, bản chất, đặc điểm, cơ sở phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, các biện pháp chế tài, nguyên tắc, thẩm quyền và thủ tục xử lý trách nhiệm. Trong bài viết này, tác giả phân tích khái niệm và các dấu hiệu của vi phạm hiến pháp - cơ sở của trách nhiệm hiến pháp.

2 Từ lý thuyết về tổ chức chính quyền đô thị trên thế giới đến thực tiễn tổ chức của chính quyền đô thị Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013 / Lê Trường Sơn // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 1 – 11 .- 340

Bài viết này nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản liên quan đến tổ chức chính quyền đô thị trên thế giới, các lý thuyết này có tác động và ảnh hưởng đến quá trình tổ chức chính quyền đô thị của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng quy định của Hiến pháp 2013 và pháp luật hiện hành về tổ chức chính quyền đô thị của các thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh), từ đó đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay về tổ chức chính quyền đô thị của nước ta.

3 Nhu cầu giải thích hiến pháp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện / Lê Tiểu Vy // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 19 – 31. .- 340

Giải thích hiến pháp bảo đảm cho pháp luật được áp dụng thống nhất. Với tính chất đặc thù của Hiến pháp, giải thích hiến pháp còn là hoạt động cần thiết để bảo vệ Hiến pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ Hiến pháp năm 1959 đã quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước) có quyền giải thích hiến pháp nhưng thực tiễn cơ quan này chưa từng thực hiện giải thích hiến pháp. Bài viết đề xuất xây dựng cơ chế pháp lí riêng cho quy trình giải thích hiến pháp và xác định thẩm quyền giải thích hiến pháp cho toà án Hiến pháp.

4 Sự ra đời của bản hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam và Indonesia từ góc nhìn lịch sử / Nguyễn Thị Lan Hương // .- 2024 .- Số 3 (288) .- Tr. 24-31 .- 340

Bối cảnh ra đời của Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Indonesia. Nghiên cứu một số công tác soạn thảo Hiến pháp. Trình bày nội dung của hai bản Hiến pháp. Phân tích về tính thực thu và giá trị kế thừa.

5 Thực trạng pháp luật về chính quyền địa phương Việt Nam sau 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và định hướng đổi mới / Nguyễn Thị Thiện Trí // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 3 – 16 .- 340

Hiến pháp năm 2013 được ban hành với nhiều nội dung mới mang tầm cải cách, trong đó chế định chính quyền địa phương trong Hiến pháp là một trong những nội dung có nhiều điểm mới vượt trội. Để đánh giá, tổng kết pháp luật tổ chức chính quyền địa phương sau 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp, bài viết phân tích, bình luận những thành quả cũng như những vướng mắc của quá trình phát triển pháp luật về chính quyền địa phương trong 10 năm qua, từ đó đề xuất những định hướng cho chặng đường tiếp theo trong hành trình đổi mới pháp luật chính quyền địa phương nước ta.

6 Hiến pháp và luật tư: Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Quân, TS Đỗ Giang Nam, PGS-TS Bùi Tiến Đạt // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 87 – 100 .- 340

Mối quan hệ giữa luật tư và Hiến pháp ngày càng chặt chẽ, thể hiện rõ nét nhất qua xu hướng hiến pháp pháp hóa luật tư. Xu hướng này được hình thành và bén rễ ở châu Âu và dần phổ bién sang các khu vực khác. Bài viết phân tích thực tiễn hiến pháp hóa luật tư tại một số quốc gia châu Âu thông qua giới thiệu một số án lệ điển hình, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở về mối quan hệ giữa Hiến pháp và luật tư tại Việt Nam.

7 Nền tảng pháp lý tối cao cho thực thi cam kết quốc tế và thức đại hội nhập tế của Việt Nam / Trần Thăng Long // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 101 – 114 .- 340

Bài viết khẳng định vai trò tối quan trọng của Hiến pháp trong việc bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế của nhà nước, đồng thời thông qua đó, Hiến pháp có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết kết luận rằng, không chỉ là văn bản pháp lý có giá trị pháp lý tối cao về đối nội, Hiến pháp còn có giá trị rất quan trọng về mặt đối ngoại. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước trong một khuôn khổ pháp lý ổn định và thống nhất.

8 Quyền lập pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và việc triển khai thi hành / Đặng Tất Dũng, Phan Thị Bình Thuận, Trần Thị Ánh Minh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 22 – 30 .- 340

Lập pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước và Hiến pháp Việt Nam năm 2013 giao quyền này cho Quốc hội. Tuy nhiên, ngoại trừ Hiến pháp thi hiện nay Quốc hội chưa ban hành bất kỳ văn bản nào khác để làm rõ cụ thể về quyền lập pháp và các khái niệm liên quan về lập pháp thường được sử dụng trong khoa học pháp lý và trong thực tế. Bài viết này tập trung làm rõ các khái niệm trên và phân tích những thuận lợi, thử thách của việc triển khai quyền lập pháp trong một thập niên thi hành, từ đó đề xuất những định hướng nghiên cứu và cách thức hoàn thiện quy định về quyền lập pháp.

9 Thực tiễn triển khai thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền hành pháp / Trần Thị Thu Hà (1977), Chu Văn Ninh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 42 – 51 .- 340

Quyền hành pháp luôn được nhắc đến như một bộ phận quan trọng cấu thành nên quyền lực nhà nước ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài viết tập trung đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền hành pháp sau gần mười năm Hiến pháp được triển khai thi hành, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay.

10 Hiến pháp năm 2013 - Nguồn của pháp luật dân sự / Đỗ Văn Đại // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 74 – 86 .- 340

Hiến pháp chứa đựng nhiều quy định trong lĩnh vực dân sự. Bài viết tập trung vào phân tích Hiến pháp là nguồn gián tiếp cũng như nguồn trực tiếp trong lĩnh vực dân sự. Bài viết cũng phân tích về thực trạng và hướng hoàn thiện cơ chế để Hiến pháp thực sự là nguồn của pháp luật dân sự.