CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiến pháp--Việt Nam

  • Duyệt theo:
31 Tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến việc thực hiện một số quyền hiến định ở Việt Nam / Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 11 (213) .- Tr.12 – 17 .- 340

Tập trung vào phân tích và đánh giá sự tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với việc thực hiện một số quyền hiến định ở Việt Nam. Cụ thể là đánh giá tác động của cuộc cách mạng này đối với việc thực hiện hai quyền hiến định là quyền sống (điều 19) và quyền có việc làm (điều 35) trong hiến pháp 2013 của công dân Việt Nam trước làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tràn về Việt Nam.

32 Vị trí và tính chất pháp lý của đơn vị hành chính – Kinh tế đặc biệt theo Hiến pháp năm 2013 và các văn bản có liên quan / Lê Thị Hồng Nhung // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 3 – 9 .- 340

Bài viết xác định vị trí và tính chất pháp lý của Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số gợi mở cho việc ban hành quy chế pháp lý đối với Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trong tương lai.

33 Chức năng bảo hiến của Tòa án nhân dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 / Trần Văn Độ // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 3-9 .- 340

Đánh giá những điểm tích cực cũng như hạn chế trong cơ chế bảo hiến của Tòa án nhân dân hiện nay ở Việt Nam, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

34 Tư tưởng về chủ nghĩa hợp hiến thời cổ đại và trung đại / Đinh Ngọc Thắng // Luật học .- 2018 .- Số 4 (215) .- Tr. 66-73 .- 340

Nghiên cứu tư tưởng về chủ nghĩa hợp hiếm thời cổ đại, tập trung vào các quan niệm về “chính quyền pháp trị”.

35 Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp năm 1946 và những kinh nghiệm tham khảo trong giai đoạn hiện nay / Vũ Văn Nghiêm, Trương Thị Minh Thùy // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 74-80 .- 340

Phân tích sự kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp năm 1946, như: kiểm soát qua cách thức hình thành hành pháp, chất vấn, bỏ phếu tín nhiệm, xét xử của lập pháp đối với hành pháp… từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo.

36 Nhu cầu giải thích quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013 / Trương Hồng Quang // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 3 (359) .- Tr. 3-13 .- 340

Phân tích một số vấn đề khi cụ thể hóa nguyên tắc và đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân.

37 Những giá trị cơ bản của Hiến pháp Bhutan và bài học đối với Việt Nam / Đậu Công Hiệp // Luật học .- 2017 .- Số 10 (209) .- Tr. 91-100 .- 340

Trình bày các điều như sau: 1. Khái quát về đất nước Bhutan và Hiến pháp Bhutan năm 2008; 2. Hiến pháp Bhutan - Hiến pháp của những giá trị hiện đại; 3. Hiến pháp Bhutan - hiến pháp của những giá trị truyền thống, nhân văn và sáng tạo và 4. Bài học đối với Việt nam từ hiến pháp Bhutan.

38 Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 / Trần Ngọc Đường // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 12 (356) .- Tr. 3-9 .- 340

Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013, đánh giá thực trạng thể chế hóa cơ chế này trong thời gian vừa qua, đồng thời kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện.

39 Hiến pháp Việt Nam về đảm bảo dân chủ qua các thời kỳ phát triển đất nước / Hồ Đức Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 501 tháng 9 .- Tr. 52-54 .- 340

Khái quát quá trình ra đời hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ; Những bước tiến quan trọng của Hiến pháp VN trong từng thời kỳ phát triển đất nước; Kết luận.

40 Quyền được suy đoán vô tội theo hiến pháp và vấn đề bảo đảm thực thi ở Việt Nam hiện nay / Trần Thái Dương // Luật học .- 2017 .- Số 3 (202) .- Tr. 3-17 .- 340

Nêu ý kiến nhận xét một số vấn đề đặt ra trong việc bảo đảm thực thi quy định của Hiến pháp về quyền được suy đoán vô tội ở Việt Nam hiện nay.