CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hiến pháp--Việt Nam
21 Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp / Nguyễn Dăng Dung, Vũ Thành Cự // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 5 - 11 .- 340
Những năm gần đây, trên các diễn đàn khoa học, chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến được bàn luận nhiều, nhưng thực ra chủ nghĩa này có mối quan hệ mật thiết với pháp quyền. Trong bài viết này, các tác giả phân tích mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến.
22 Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về tính tối thượng của hiến pháp và thượng tôn pháp luật / Tô Văn Hòa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.3 – 10 .- 340
Thượng tôn pháp luật là một thuộc tính không thể thiếu và là yếu tố cốt lõi nhất của bất cứ mô hình nhà nước pháp quyền (NNPQ) nào cho dù là mô hình trong lý luận hay mô hình trong thực tiễn. Một đất nước không thể có NNPQ đúng nghĩa nếu trên đất nước đó không có sự thượng tôn pháp luật mà trước tiên là tính tối thượng của Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã có những quy định mới thể hiện được sự phát triển khá rõ nét trong tư tưởng và trong nhận thức về tính tối thượng của Hiến pháp và thượng tôn pháp luật ở Việt Nam.
23 Đổi mới quy trình lập pháp hiện hành theo Hiến pháp năm 2013 / Trần Ngọc Đường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 29 – 34 .- 340
Qua 4 năm thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cho thấy, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta đã có chuyển biến tích cực, chất lượng văn bản pháp luật đã được nâng cao hơn, nhiều văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đối chiếu với những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013, có thể thấy Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 còn có khiếm khuyết như: Các quy định của Luật về phân công, phối hợp trong hoạt động lập pháp không phù hợp, chưa thể hiện đầy đủ vai trò của Nhân dân trong hoạt động lập pháp; kiểm soát ủy quyền lập pháp chưa được quy định chặt chẽ để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của lập pháp ủy quyền. Vì vậy, việc hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đang được đặt ra cấp thiết.
24 Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Lê Thị Minh Thư // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 9-14 .- 340
Trong bài viết này, tác giả tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013. Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 được trình bày trên ba phương diện chính: Một là, mối quan hệ trong tổ chức và thành lập; Hai là, mối quan hệ trong hoạt động; Ba là, mối quan hệ trong việc kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp.
25 Một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội / Mai Thị Mai // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 14-19 .- 340
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh một cách chính thức hiện nay chỉ trao duy nhất cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng trên thực tế rất ít khi chủ thể này sử dụng quyền giải thích của mình. Điều này đưa đến những bất cập trên thực tế cũng như đặt ra câu hỏi cho vấn đề trong khía cạnh lý luận. Vậy, thẩm quyền này trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ bao giờ? Lý do tại sao lại trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không phải là một cơ quan khác trong bộ máy nhà nước? Bài viết đề cập đến một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
26 Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân theo tinh thần hiến pháp năm 2013 / Trần Trí Dũng // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 8-14 .- 340
Công lý là lẽ đúng đắn mà mọi người đều thừa nhận, dùng làm cơ sở để phán xét, xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định. Công lý là thuộc tính xã hội, là nền tảng cho thuộc tính giai cấp thể hiện trong bản chất nhà nước và pháp luật. Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân mà Hiến pháp đã quy định.
27 Chế độ sở hữu trong các hiến pháp Việt Nam trước thời kỳ đổi mới / Nguyễn Quang Đức // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 78-84 .- 340
Phân tích đặc điểm, hình thức và nội dung hiến định chế độ sở hữu trong các hiến pháp Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới nhằm tìm ra diễn tiến của vấn đề sở hữu trong thời kỳ này. Nghiên cứu cho thấy, chế độ sở hữu trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 đã có sự thay đổi đáng kể, từ kỹ thuật lập hiến đến nội dung của chế định. Sự thay đổi này được lý giải từ các tiền đề tư tưởng, khuynh hướng chính trị và sự phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh của từng thời kỳ.
28 Chính sách người cao tuổi – tiếp cận từ quyền cơ bản của công dân trong các hiến pháp Việt Nam / Bùi Nghĩa // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 139 - 151 .- 340
Nghiên cứu, phân tích quy định hiến định từ 05 bản Hiến pháp của Việt Nam về quyền cơ bản của công dân, quyền con người - người cao tuổi; thực trạng nội dung này và đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm củng cố, hoàn thiện hệ thống chính sách người cao tuổi ở nước ta thời gian tới.
29 Chế định nguyên thủ quốc gia qua các bản Hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn tham chiếu / Thái Vĩnh Thắng // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 12 (368) .- Tr. 3 - 8 .- 340
Bài viết phân tích chế định nguyên thủ quốc gia qua các bản Hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn tham chiếu và chỉ ra xu hướng của các nước lớn trên thế giới hiện nay là tăng cường vai trò của người đứng đầu Nhà nước, từ đó khẳng định việc Tổng bí thư Đảng cầm quyền đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch nước là phù hợp với xu hướng của thế giới đương đại và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
30 Tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến việc thực hiện một số quyền hiến định ở Việt Nam / Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 11 (213) .- Tr.12 – 17 .- 340
Tập trung vào phân tích và đánh giá sự tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với việc thực hiện một số quyền hiến định ở Việt Nam. Cụ thể là đánh giá tác động của cuộc cách mạng này đối với việc thực hiện hai quyền hiến định là quyền sống (điều 19) và quyền có việc làm (điều 35) trong hiến pháp 2013 của công dân Việt Nam trước làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tràn về Việt Nam.