CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Việt Nam - Trung Quốc

  • Duyệt theo:
41 Nhìn lại quan hệ Việt – Trung năm 2016 và triển vọng năm 2017 / Phương Nguyễn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 42-54 .- 327

Nhìn nhận, đánh giá quan hệ Việt – Trung năm 2016, thể hiện tập trung qua quan hệ ngoại giao, hợp tác trên các lĩnh vực và vấn đề Biển Đông. Dự báo quan hệ Việt – Trung 2017.

42 Những nhân tố cơ bản chi phối sự tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam / Nguyễn Trọng Xuân, Bùi Đức Anh // .- 2017 .- Số 1 (108) .- Tr. 233 – 250 .- 327

Trình bày những nhân tố cơ bản chi phối sự tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực.

43 Quan hệ thương mại Việt – Trung: Đánh giá qua các chỉ số thương mại / PGS. TS. Đào Văn Hùng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 12 (184)/2016 .- Tr. 71-80 .- 327

Qua tính toán các chỉ số thương mại (TII, RCA và IIT), chủ yếu trong giai đoạn 2001-2015, bài viết phân tích thực trạng mối quan hệ phụ thuộc và khả năng bổ sung lẫn nhau về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

44 Thực trạng hợp tác thương mại giữa 4 tỉnh biên giới Tây Bắc, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc / TS. Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 12 (184)/2016 .- Tr. 37-48 .- 327

Tổng hợp kết quả hợp tác thương mại giữa 4 tỉnh biên giới Tây Bắc, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nêu lên những tồn tại trong chính sách liên quan, đồng thời, đề xuất gợi ý nâng cấp hoạt động này trong thời gian tới.

45 Nhìn lại quan hệ Việt – Trung 25 năm từ sau bình thường hóa / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 9 (181)/2016 .- Tr. 48-55 .- 327

Chủ yếu đề cập đến quan hệ Việt – Trung trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao và kinh tế thương mại trong 25 năm (1991-2016), về đại thể được phân tích qua 3 giai đoạn: 1991-2000; 2001-2010; 2011-2016.

46 Vấn đề Biển Đông trong quan hệ Trung – Việt từ sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng / Mỹ Văn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 9 (181)/2016 .- Tr. 73-86 .- 327

Trình bày những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đã và đang tác động trực tiếp đến quan hệ Trung – Việt như thế nào trong những năm gần đây.

47 Vấn đề an ninh nguồn nước ở lưu vực sông Mekong trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay / ThS. Bùi Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 9 (187)/2016 .- Tr. 21-30 .- 327

Với tính chất là một dòng sông quốc tế, sông Mekong có tác động trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong toàn lưu vực. Là một quốc gia nằm ở cuối nguồn Mekong, việc hợp tác chặt chẽ của Việt Nam với các quốc gia còn lại trong lưu vực, nhất là đối với vấn đề an ninh nguồn nước, được xem là chìa khóa cho bài toán phát triển bền vững của đất nước. Trong bài báo này, tác giả tập trung đi vào tìm hiểu thực trạng vấn đề an ninh nguồn nước trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay, từ đó gợi mở một vài giải pháp cho vấn đề này.

48 Một số gợi ý chính sách cho thương mại biên giới Việt nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 10 (461) tháng 10 .- Tr. 81-88 .- 327.597051

Đánh giá thực tiễn chính sách cho thương mại biên giới Việt nam - Trung Quốc và đưa ra một gợi ý chính sách cho thương mại biên giới Việt nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới.

49 Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và khả năng hợp tác của Việt Nam / TS. Đặng Minh Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 7 (190)/2016 .- Tr. 22-30 .- 327

Phân tích sự hợp tác của các nước trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Động thái mới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Triển vọng của SCO và khả năng tham gia của Việt Nam.

50 Nhìn lại tác động của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đối với quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên biển giai đoạn 1991 – 2003 / PGS. TS. Nguyễn Công Khanh, ThS. Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 27-35 .- 327

Nhìn nhận mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc để thấy cụ thể bản chất, quy luật và chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với chủ quyền trên biển của Việt Nam, làm rõ hơn thực chất sự vận động, phát triển và triển vọng của mối quan hệ này đến quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên biển hiện nay.