CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Việt Nam - Trung Quốc

  • Duyệt theo:
51 Giải pháp của Việt Nam trong bối cảnh mất cân bằng thương mại Việt – Trung / TS. Doãn Công Khanh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 12-23 .- 327

Đánh giá tổng thể về quan hệ thương mại Việt Trung trong 5 năm qua, đề xuất những quan điểm, định hướng cần quán triệt, giải pháp cần thực thi để xử lý mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.

52 Đặc trưng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc và tác động đến quốc phòng Việt Nam / ThS. Bùi Đức Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 5 (177)/2016 .- Tr. 54-61 .- 327

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc có đặc trưng nổi bật là mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, là quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia có sự tương đồng về chính trị và văn hóa, là quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế có sự bất đối xứng mà cán cân nghiêng về phía Trung Quốc. Quan hệ kinh tế này đã và đang tác động mạnh mẽ đến quốc phòng Việt Nam theo cả chiều tích cực và tiêu cực. Qua nghiên cứu những đặc trưng này, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đến quốc phòng Việt Nam.

53 Đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế biên giới Việt – Trung trong bối cảnh mới / ThS. Lê Thanh Tuấn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 3 (180)/2015 .- Tr. 43-49 .- 327

Nhìn nhận một số vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động kinh tế biên giới Việt – Trung từ góc độ Việt Nam và đưa ra một số giải pháp mang tính gợi ý nhằm hoàn thiện và thúc đẩy kinh tế biên giới phát triển ở một trạng thái tốt hơn trong thời gian tới.

54 Sự liên hợp, hỗ trợ đấu tranh cách mạng của nhân dân hai nước Trung – Việt trong thời kỳ Tôn Trung Sơn đến Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Hương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 3 (169)/2014 .- Tr. 44-50 .- 327

Trong quá trình vận động để tiến tới Cách mạng Tân Hợi, Tôn Trung Sơn đã nhiều lần đến Việt Nam để tuyên truyền, vận động, thành lập tổ chức, quyên góp kinh phí, xây dựng căn cứ và huy động lực lượng tham gia khởi nghĩa. Song song với các hoạt động ấy, cũng đã diễn ra những hoạt động liên hợp, hỗ trợ đấu tranh cách mạng của nhân dân hai nước Trung – Việt. Vì thế, tác giả bài viết muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề này, qua đó góp phần nhận thức sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa phong trào cách mạng hai nước trong thời cận đại.

55 Sự ổn định lâu dài của quan hệ sách phong, triều cống giữa nhà Minh và nhà Lê Sơ (TK XV – đầu TK XVI) và nguyên nhân của hiện tượng này / TS. Nguyễn Thị Kiều Trang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 1/2015 .- Tr. 65-72. .- 327

Trong lịch sử quan hệ sách phong, triều cống giữa các vương triều Trung Quốc và các vương triều Đại Việt nói chung, Minh – Đại Việt nói riêng, quan hệ sách phong, triều cống giữa nhà Minh và nhà Lê sơ (1428 – 1527) diễn ra rất ổn định. Chưa khi nào trong lịch sử quan hệ sách phong, triều cống Trung Quốc và Đại Việt lại có một giai đoạn ổn định lâu dài như vậy. Nhưng vấn đề từng gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước giờ đây không có tác động gì đánh kể. Bài viết tập trung phân tích hiện tượng khá đặc biệt này.

56 Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay / Bùi Tất Thắng // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 439 tháng 12 .- Tr. 11-20 .- 337

Bài viết tập trung trình bày một vài ý kiến mang tính khái quát r tầm vĩ mô xung quanh vấn đề quan hệ kinh tế VN – Trung Quốc và tác động của chúng đối với nền kinh tế VN kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay.

57 Trung Quốc và Việt Nam đứng trước Biển Đông / Trần Thái Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 55-67 .- 327

Trình bày và phân tích phản ứng của thế giới trước hành động của Trung Quốc khi đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 áp đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời phân tích cách hành xử hợp lý của Việt Nam được thế giới đồng tình ủng hộ.

58 Cuộc đối đầu Trung – Mỹ đằng sau căng thẳng Việt – Trung ở Biển Đông / TS. Phan Duy Quang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 101-118 .- 327

Bài viết phân tích rằng đằng sau căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông còn là cuộc đối đầu chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực, mà trước hết là giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ. Rút ra một số nhận định cơ bản liên quan đến Việt Nam trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông.

59 Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi gia nhập WTO / ThS. Nguyễn Ánh Tuyết // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 431 tháng 8 .- Tr. 31 – 33 .- 382.7

Phân tích thực trạng xuất - nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và những thách thức đối với thương mại Việt Nam.

60 Tác động của việc thực thi chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc đối với Việt Nam / Đỗ Tiến Sâm, Đỗ Tiến Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 8 (173)/2014 .- Tr. 12-19 .- 327

Xem xét một số vấn đề chính của an ninh năng lượng Việt Nam hiện nay. Tác động của việc thực thi chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc đối với Việt Nam: tác động tích cực, tác động tiêu cực. Một số bài học kinh nghiệm.