CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ--Việt Nam - Trung Quốc
31 Cơ cấu và xu hướng lệ thuộc trong quan hệ thương mại của Việt nam với Trung Quốc / Phạm Bích Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 4(479) tháng 4 .- Tr. 86-95 .- 327.09 045
Phân tích quy mô, cơ cấu thương mại của VN với Trung Quốc trong mười năm qua, đánh giá mức độ và xu hướng lệ thuộc về thương mại và kinh tế của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Từ nhận xét về các nguyên nhân của tình trạng đó, bài viết thảo luận một số hướng giải quyết nhằm cải thiện hơn vị thế của Việt nam trong thương mại với Trung Quốc trong thời gian tới.
32 Quan hệ thương mại Việt – Trung năm 2017-2018 / TS. Nguyễn Xuân Cường, ThS. Phùng Thị Vân Kiều // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 5 (207) .- Tr. 19-30 .- 327
Đề cập thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại Việt – Trung thời gian gần đây và một số giải pháp khắc phục.
33 Nhìn lại tác động của quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giai đoạn 2003-2013 / Trương Công Vĩnh khanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 47-53 .- 327
Thông qua phân tích sự thay đổi trong nhận thức của Trung Quốc và ASEAN, bài viết phân tích tác động của mối quan hệ này đến quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giai đoạn 2003 – 2013. Từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong những năm sắp tới.
34 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Trung năm 2017 / TS. Nguyễn Đình Liêm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 36-44 .- 327
Năm 2017 hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, nhiều thỏa thuận được triển khai hiệu quả. Liên tục 14 năm (2004-2017) Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước. Nghiên cứu này tập trung phân tích và rút ra một vài nhận xét, đánh giá về mối quan hệ này.
35 Một số vấn đề đáng chú ý trong hoạt động biên mậu Việt – Trung thời gian gần đây, tác động và giải pháp / ThS. Đoàn Thị Thanh Chuyên // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 53-63 .- 327
Cơ sở lý luận chung về biên mậu. Thực trạng hoạt động biên mậu Việt – Trung thời gian gần đây. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong buôn bán giao thương biên mậu đối với Việt Nam.
36 Hợp tác phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới Lào Cai (Việt Nam) – Vân Nam (Trung Quốc) / TS. Nguyễn Đình Liêm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 6 (190) .- Tr. 33-44 .- 327
Đánh giá thực trạng, những vấn đề đặt ra về hợp tác phát triển bền vững kinh tế tại khu vực biên giới Lào Cai – Vân Nam.
37 Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hóa đồng nhân dân tệ / Trần Kim Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 6 (196) .- Tr. 34-44 .- 327
Phân tích những tác động (bao gồm cả tích cực và tiêu cực) của việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó, bài viết đưa ra những giải pháp của Việt Nam đối với hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh đồng nhân dân tệ được quốc tế hóa.
38 Hợp tác phát triển bền vững giữa khu vực biên giới tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) / Đỗ Tiến Sâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 5 (189) .- Tr. 28-33 .- 327
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, trao đổi với các nhà quản lý, các nhà khoa học và đi khảo sát thực tế, bài viết cho rằng việc tìm hiểu nghiên cứu vấn đề hợp tác phát triển bền vững giữa khu vực biên giới tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cần đặt trong bối cảnh quốc tế, khu vực, tình hình mỗi nước và quan hệ hai nước; đồng thời đặt định vị chiến lược, quy hoạch phát triển quốc gia của mỗi nước. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững khu vực biên giới này.
39 Các loại hình và phương thức của hôn nhân xuyên biên giới Trung – Việt / PGS. TS. Liang Maochun, PGS. TS. Chen Wen // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 5 (189) .- Tr. 34-44 .- 327
Trong quá trình nghiên cứu hôn nhân xuyên biên giới Trung – Việt của cư dân vùng biên, tác giả đã kết hợp điều tra trường hợp cá biệt và lấy mẫu điều tra trong phạm vi lớn. Kết quả điều tra cho thấy hôn nhân xuyên biên giới Trung – Việt khá phổ biến. Tuy nhiên, loại hình hôn nhân cũng như phương thức thực hiện giữa các khu vực có sự khác biệt rõ rệt.
40 Đổi mới, mở cửa Việt Nam – Trung Quốc một cái nhìn so sánh dưới góc độ kinh tế / TS. Đinh Tiến Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 5 ( 195) .- Tr. 14 – 23 .- 327
Nêu bối cảnh hai nước trước khi tiến hành đổi mới và cải cách và so sánh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Trung Quốc dưới góc độ kinh tế.