CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đổi mới sáng tạo

  • Duyệt theo:
41 Đổi mới công nghệ ở Việt Nam : đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế và một số khuyến nghị / Vũ Văn Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 7-10 .- 330

Nhằm cung cấp ý tưởng cho các nhà hoạch định chính sách và các lãnh đạo đầu ngành của Việt Nam trong việc đưa ra quyết định đầu tư cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đổi mới và sáng tạo công nghệ là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Sự lãnh đạo quyết liệt cùng thể chế mạnh là chìa khóa để Việt Nam năm bắt những cơ hội này và tháo gỡ những nút thắt để tiếp tục phát triển kinh tế.

42 Đổi mới sáng tạo : một số vấn đề cần quan tâm / PGS. TS. Trần Ngọc Ca // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 11-13 .- 330

Trình bày kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia ở một số nước, thực trạng ĐMST của Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐMST ở nước ta trong thời gian tới. Bài học chính sách ở đây là các nước đang phát triển như Việt Nam cần ưu tiên bảo vệ lợi ích của người nghèo với việc xây dựng một hệ thống ĐMST mang tính bao trùm và hướng tới phát triển bền vững, với nhiều hơn số doanh nghiệp và lực lượng lao động có thể tham gia vào các hoạt động ĐMST. Các chính sách cần tập trung hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, năng lực điều hành, quản trị sản xuất, thiết kế, biến tri thức sẵn có thành những giá trị mới.

43 Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khu vực phía Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 14-17 .- 330

Cung cấp bức tranh khái quát về thực trạng đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp khu vực phía Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị sát thực và khả thi. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB) là khu vực có vị thế, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, đà tăng trưởng của khu vực này đang có dấu hiệu chững lại do phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng hạn, mặn, sạt lở, ngập lụt, triều cường, ô nhiễm môi trường… và gần đây nhất là đại dịch Covid-19. Thực trạng này đòi hỏi trong thời gian tới, khu vực phải xây dựng và định hình được các mô hình phát triển mới dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), trong đó doanh nghiệp là trung tâm.

44 Định vị tổ chức trung gian của thị trường KH&CN trong quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo / Phạm Đức Nghiệm, Tạ Bá Hưng, Nguyễn Hữu Xuyên // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 10-13 .- 658

Làm rõ sự cần thiết phải khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang đẩy nhanh việc hoàn thiện chức năng, phương thức quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, theo hướng chuyển hóa “tri thức” thành “giá trị kinh tế” thay vì tập trung nhiều vào quá trình tạo ra tri thức như hiện nay. Sự nổ lực của bên cung trong việc đưa hàng hóa KH&CN tới bên cầu và việc cố gắng tìm kiếm, lựa chọn của bên cầu về tiếp nhận, ứng dụng hàng hóa KH&CN thích hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh là những hoạt động thiết yếu nhưng chưa đủ để mang lại giá trị gia tăng cao. Lý do là bởi hàng hóa KH&CN có tính phức tạp, đặc thù và điều này dẫn tới sự hình thành, phát triển các tổ chức trung gian đủ mạnh của thị trường KH&CN để hỗ trợ thương mại hóa, kết nối cầu – cung.

45 Hoàn thiện thể chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp / Hoàng Văn Cương, Đinh Hải Hà, Nguyễn Xuân Toản // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 14-15 .- 330

Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp trên các phương diện: mô hình kinh doanh mới, môi trường kinh doanh, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 Việt Nam đang hướng tới trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác phải huy động được sự đóng góp nhiều hơn nữa của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), đặc biệt là hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp. Thời gian quan, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng năng lực ĐMST nhìn chung còn yếu. Nguyễn nhân chủ quan là chủ trương, chính sách phát triển kinh tế sáng tạo chưa được thể hiện rõ nét, chưa có chiến lược tổng thể và liên tục trong gian đoạn đủ dài, chưa có cách tiếp cận phù hợp.

46 Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới / Bùi Thị Thu Lan // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 31-33 .- 327

Trình bày lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới, với mục tiêu tăng cường hoạt động nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo tại khu vực ASEAN để biến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới. Cùng với tác động của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng từ sự cạnh tranh chiến lược của các quốc gia phát triển đã khiến cho cơ chế, chính sách của các quốc gia cũng như các khu vực cần có sự điều chỉnh, đặc biệt với khu vực ASEAN. Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 vì vậy trở thành ưu tiên thực hiện của các quốc gia thành viên ASEAN sau đại dịch COVID-19.

47 Đổi mới sáng tạo mở : cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam / Đào Lê Linh Chi, Từ Minh Hiệu, Phạm Hồng Quất // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 4-8 .- 650

Trình bày cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới sáng mở. Trong một thời địa thay đổi nhanh chóng và nhiều biến động như hiện nay, việc các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) chỉ dựa vào nguồn lực của chính mình để phát triển không còn phù hợp. Họ vừa cần phát huy sức mạnh nội tại vừa cần sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài. Trong đó, ĐMST mở (Open Innovation) và hình thái của nó – nền tảng ĐMST mở là một giải pháp có tính hiệu quả cao, giúp các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn. Nền tảng này không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp cận với những cơ hội làm việc, hợp tác mới trong hệ sinh thái.

48 Phát triển mạng lưới đầu tư thiên thần đối với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo / Đỗ Anh Đức // .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 16-18 .- 650

Phân tích thực trạng đầu tư thiên thần (ĐTTT) trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển mạng lưới các nhà ĐTTT đối với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) tại Việt Nam trong thời gian tới. ĐTTT là thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn cho một doanh nghiệp mới thành lập và thông thường để đổi lại, hộ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty. Mạng lưới ĐTTT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguông vốn và đồng hành cùng doanh nghiệp ĐMST.

49 Phương pháp phân tích thành phần chính và ứng dụng trong xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo: tiếp cận từ các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam / Chu Thị Mai Phương, Lê Đức Đàm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 597 .- Tr. 13 - 15 .- 658

Trình bày một phương pháp hiệu quả trong xử lý số liệu nhiều chiều là phương pháp phân tích thành phần chính. Sau đó, bài viết áp dụng phương pháp này để xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam.

50 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đổi mới sáng tạo của phụ nữ nông dân / Phùng Thị Quỳnh Trang, Phạm Thị Bạch Huệ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 597 .- Tr. 86 - 88 .- 658

Bài viết tổng hợp những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi đổi mới sáng tạo của phụ nữ nông dân như đặc điểm cá nhân; đặc điểm, tính chất công việc; môi trường cho đổi mới sáng tạo; người lãnh đạo, nhóm làm việc trong các tổ chức mà phụ nữ nông dân tham gia.