CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng số
21 Hành vi chấp nhận sử dụng ngân hàng số : sự khác biệt giữa khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long / Nguyễn Quốc Anh, Tăng Mỹ Sang // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 85-101 .- 332.12
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự khác biệt về những yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng số dựa trên đặc điểm nhân khẩu học. Mô hình nghiên cứu bao gồm bốn biến là Cảm nhận tính hữu dụng, cảm nhận tính dễ sử dụng, cảm nhận sự an toàn và hành vi tiêu dùng. Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát từ 1172 người đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại hai khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, đây là hai khu vực có mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng số khác nhau. Để xử lý dữ liệu, bài viết sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) và phần mềm SmartPLS 3.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận dễ sử dụng dịch vụ có sự khác biệt giữa hai khu vực này, mặc dù sự khác biệt không lớn. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về tác động của việc cảm nhận sự an toàn đến hành vi tiêu dùng của người dân tại hai khu vực này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đề xuất hàm ý cho các giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ của người dùng ngân hàng số.
22 Phát triển ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Chí Chinh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 53-66 .- 332.12
Phân tích việc phát triển ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Để thực hiện mục tiêu này, bằng việc sử dụng phương pháp phân tích nội dung dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên (BCTN) năm 2021 của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các NHTM Việt Nam đang ở cấp độ là loại hình ngân hàng mở và đang ở giai đoạn ứng phó với sự cạnh tranh mới. Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ khuếch tán sự đổi mới thông qua ngân hàng số, cần áp dụng hiệu quả những thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Để thực hiện được điều này, ngoài việc cần có sự nhận thức đầy đủ về ngân hàng số, sự sẵng sàng và quyết tâm theo đuổi sự chuyển đổi số, các NHTM Việt Nam cần có những định hướng và chiến lược phù hợp đối với việc phát triển ngân hàng số.
23 Phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện / Nguyễn Thùy Linh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 52-59 .- 332.12
Bài viết tập trung phân tích về cấu trúc, sự phát triển của các mô hình ngân hàng di động, những rủi ro tiềm ẩn và chiến lược giảm thiểu rủi ro ngân hàng di động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 03 mô hình ngân hàng di động là: (i) Mô hình ngân hàng di động dựa trên SMS hoặc MMS; (ii) Mô hình ngân hàng di động dựa trên Website; (iii) Mô hình ngân hàng di động dựa trên khách hàng. Một số rủi ro ngân hàng di động được khám phá như rủi ro lỗ hổng của OpenSLL (thư viện mã nguồn mở), rủi ro phần mềm độc hại, hacking hệ thống, rủi ro hoán đổi SIM, gian lận trên thiết bị di động. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chỉ ra một số chiến lược giảm thiểu rủi ro công nghệ ngân hàng di động như chiến lược xác thực hai yếu tố, chiến lược mã hóa, chiến lược cô lập, chiến lược quyền truy cập trên quyền, chiến lược sử dụng sinh trắc học. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu kinh nghiệm phát triển ngân hàng di động của một số nước trên thế giới và khuyến nghị phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia.
24 Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam / Vũ Văn Thực // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 28 - 32 .- 332.12
Ngày nay, công nghệ số đã và đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Theo đó, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng danh mục sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho một phạm vi khách hàng rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn. Thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã và đang nỗ lực đổi mới, số hoá các mảng hoạt động để có thể thích nghi với những thay đổi, đồng thời đứng vững dưới áp lực cạnh tranh và làn sóng số hoá ngân hàng. Bài viết sẽ đánh giá khái quát về thực trạng ngân hàng số ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngân hàng số trong thời gian tới.
25 Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kích hoạt EWOM đến ý định sử dụng ngân hàng số: sử dụng kết hợp mô hình ELM và TPB / Trương Đình Chiến, Nguyễn Việt Hà // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 310 .- Tr. 94-104 .- 658
Bài báo này đã khảo sát 694 khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại để nghiên cứu tác động của các yếu tố kích hoạt eWOM tích cực đến ý định sử dụng ngân hàng số bằng cách sử dụng kết hợp giữa mô hình TPB và mô hình truyền thông thuyết phục (ELM). Các yếu tố Sự tin cậy của nguồn tin, Chất lượng thông tin, Mức độ thân thiết giữa người gửi và người nhận eWOM và Xu hướng liên kết cá nhân giữa người nhận và người gửi là các yếu tố eWOM có ảnh hưởng tích cực đến các yếu tố của mô hình TPB và qua đó tới ý định sử dụng Ngân hàng số của các khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Từ kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra một số khuyến nghị về phương thức sử dụng eWOM tích cực để thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng ngân hàng số cho các ngân hàng thương mại.
26 Phát triển hệ sinh thái ngân hàng số tại Việt Nam / 2615-8973 // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 159-161 .- 332.04
Thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số bằng việc kết hợp với công ty công nghệ tài chính, các doanh nghiệp công nghệ khác nhằm giúp khách hàng đễ dàng tiếp cận hơn, mở rộng thị phần, tăng hiệu suất hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp, hướng đến phát triển bền vững.
27 Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của thế hệ Z / Nguyễn Minh Loan, Vương Thị Minh Đức, Phạm Thị Vân Hạnh, Hạ Thị Hải Ly // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 159-161 .- 332.04
Nghiên cứu đánh giá các tác nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của thế hệ Z ( Gen Z- là những bạn trẻ sau sinh năm 1996) với các biến độc lập đưa vào mô hình gồm: Tính dễ sử dụng; Cảm nhận rủi ro; Niềm tin; Ảnh hưởng xã hội; và tính đổi mới. Trong đó, tính đổi mới là nhân tố có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của thế hệ Z.
28 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nông Thị Như Mai // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 20-37 .- 658
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Số liệu được sử dụng đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu khẳng định hầu hết các giả thuyết đề xuất ban đầu đều được chấp nhận, và cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Khi người dùng cá nhân nhận thức được rằng việc sử dụng công nghệ mới dễ dàng, hữu ích, đáng tin tưởng và ít rủi ro thì họ sẽ thay đổi thái độ và gia tăng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý dựa trên kết quả nghiên cứu.
29 Ngân hàng số tại Việt Nam : thực trạng và các khuyến nghị phát triển / Đỗ Thế Dân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 797 .- Tr.67-70 .- 332.04
Bài viết nghiên cứu về thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam, tìm hiểu những động lực phát triển, những thách thức, khó khăn mà quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này đang gặp phải.
30 Một số vấn đề pháp lý của ngân hàng số / Nguyễn Thị Kim Thoa // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 69 – 80 .- 340
Bài viết phân tích khái quát về ngân hàng số và một số thách thức liên quan, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm tạo lập môi trường cho phát triển ngân hàng số, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng số, khách hàng trong hoạt động ngân hàng số, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam.