Hành vi chấp nhận sử dụng ngân hàng số : sự khác biệt giữa khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Quốc Anh, Tăng Mỹ SangTóm tắt:
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự khác biệt về những yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng số dựa trên đặc điểm nhân khẩu học. Mô hình nghiên cứu bao gồm bốn biến là Cảm nhận tính hữu dụng, cảm nhận tính dễ sử dụng, cảm nhận sự an toàn và hành vi tiêu dùng. Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát từ 1172 người đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại hai khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, đây là hai khu vực có mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng số khác nhau. Để xử lý dữ liệu, bài viết sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) và phần mềm SmartPLS 3.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận dễ sử dụng dịch vụ có sự khác biệt giữa hai khu vực này, mặc dù sự khác biệt không lớn. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về tác động của việc cảm nhận sự an toàn đến hành vi tiêu dùng của người dân tại hai khu vực này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đề xuất hàm ý cho các giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ của người dùng ngân hàng số.
- Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Bảo đảm bí mật thông tin người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam
- Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng số
- Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
- Tiền kỹ thuật sô của một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam