CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch--Nội địa
1 Triển khai các công cụ marketing địa phương thu hút du lịch nội địa nhằm phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai / Dương Hồng Hạnh // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 35-40 .- 658
Bài viết đưa ra những thảo luận và một số kiến nghị với tỉnh Lào Cai về hoạt động marketing địa phương của tỉnh nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới.
2 Bối cảnh " Bình thường mới" và sự hồi phục ngành du lịch Việt Nam / Hoàng Thị Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr. 109-111 .- 910
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngành Du lịch đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, thậm chí được coi là ngành kinh tế xương sống. Tại Việt Nam, ngành Du lịch được xác định là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế hỗ trợ, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, việc khôi phục phát triển ngành Du lịch trong thời gian tới là mục tiêu chiến lược của Việt Nam. Sau gần hai năm suy giảm nghiêm trọng dưới tác động của đại dịch COVID-19, đến nay, các chính sách du lịch mới đã và đang có hiệu quả tích cực, ngành Du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, tạo tiền đề bứt phá trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023.
3 Đề xuất phương pháp thu nhập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêu thống kê khách du lịch nội địa / Trần Thị Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 590 .- Tr. 93 - 95 .- 910
Bài viết đề xuất chi tiết phương án điều tra về việc thu nhập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê khách du lịch nội địa ở Việt Nam qua kết hợp với cuộc khảo sát mức sống dân cư hàng năm. Bài viết cũng phân tích cụ thể những ưu điểm của phương pháp này. Căn cứ vào kết quả khảo sát này, có thể xác định được một hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh du lịch nội địa, từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình thực tế về khách du lịch nội địa nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.
4 Vai trò của du lịch nội địa trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam / Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 05 .- Tr. 4 –6 .- 910
Tình hình Covid -19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo thời điểm kết thúc. Thậm chí, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối năm 2021, nó vẫn để lại ảnh hưởng trong vài năm tiếp theo. Việt Nam hiện chưa thể mở cửa để đón khách quốc tế, do đó ngành du lịch phải xác định “sống chung với dịch bệnh” thích ứng với “trạng thái bình thường mới”. Trong bối cảnh đó, du lịch nội địa có vai trò quan trọng, là đòn bẩy để phục hồi và phát triển du lịch.
5 Du lịch nội địa: Dư địa cần được chú trọng trong bối cảnh bình thường mới / Phương Nhi // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 04 .- Tr. 2-3 .- 910
Xác định du lịch nội địa là cứu cánh, làm nóng lại thị trường du lịch đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid -19 bởi vậy chính những người Việt Nam yêu Việt Nam, gắn bó với quê hương Việt Nma là những du khách cần được phục vụ một cách tốt nhất trong thời điểm hiện tại. Vấn đề đặt ra là: Sản phẩm du lịch như thế nào, có xứng đáng với đồng tiền của du khách bỏ ra hay không…Đó chính là lời phát biểu đề dẫn của Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch.
6 Hà Giang: Điểm sang trong kích cầu du lịch nội địa / Nguyễn Hồng Hải // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 04 .- Tr. 27 - 28 .- 910
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19, ngành du lịch toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Mặc dù vậy, năm 2020 du lịch Hà Giang vẫn đón trên 1,5 triệu lượt khách tang 7% so với năm 2019. Để đạt được kết quả đó, Hà Giang đã triển khai quyết liệt việc đảm bảo đủ 4 tiêu chí an toàn, đó là: Phương tiện vận chuyển khách an toàn, cơ sở lưu trú an toàn, nhà hàng an toàn, điểm đến an toàn, tạo tâm lý an tâm cho khách khi đến Hà Giang.
7 Đo lường giá trị cảm nhận, sự kỳ vọng và mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với loại hình du lịch nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt / Trịnh Thị Hà, Phan Thị Bích Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 568 .- Tr. 75-78 .- 658
Khảo sát 116 du khách tại các điểm du lịch nông nghiệp trong thành phố và các vùng lân cận, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, phân tích thống kê mô tả và kiểm định Paired-Samples T-Test. Kết quả cho thấy, trong 23 biến quan sát thuộc 5 yếu tố, có 8 biến vượt mức kỳ vọng, 15 biến còn lại dưới mức kỳ vọng. Với chỉ số hài lòng chung đạt 3.865. Kết quả này cho thấy, du khách chỉ có mức độ hài lòng tương đối ceed sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Đà Lạt.
8 Mối quan hệ giữa cảm xúc với điểm đến và chất lượng quan hệ trong kinh doanh du lịch: Trường hợp du khách nội địa ở TP. Hồ Chí Minh / Lê Nhật Hạnh, Nguyễn Hữu Khôi // .- 2018 .- Số 28 tháng 12 .- Tr. 22-40 .- 910.202
Cảm xúc với điểm đến và chất lượng quan hệ trong kinh doanh du lịch là hai biến số có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị trải nghiệm của du khách. Dù vậy, chưa có nhiều nghiên cứu lượng hóa mối quan hệ giữa hai biến số này, điều đó tạo ra một khoảng trống về sự hiểu biết trong việc xây dựng những mối quan hệ có chất lượng cao với du khách cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm điền vào khoảng trống nói trên thông qua việc đề xuất và kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần cảm xúc với điểm đến (niềm vui, yêu thích và ngạc nhiên tích cực) với chất lượng quan hệ (hài lòng, tin tưởng và cam kết). Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS trên một mẫu 460 khách du lịch nội địa ở TP. Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm định cho thấy niềm vui có tác động mạnh nhất đến cả sự hài lòng và tin tưởng của du khách đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự yêu thích điểm đến có tác động trung bình, còn sự ngạc nhiên có tác động yếu nhất đối với cả sự hài lòng và tin tưởng của du khách. Bên cạnh đó, sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực tới sự tin tưởng, cả hai yếu tố này đều dẫn tới sự cam kết của du khách đối với doanh nghiệp du lịch trong tương lai.