CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Số

  • Duyệt theo:
81 Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số / Lê Thị Thùy Vân, Phạm Thanh Thủy // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 23-27 .- 330

Trong bối cảnh nền kinh tế số, cùng với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc ứng dụng các công nghệ là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực. Bài viết phân tích bối cảnh phát triển kinh tế số tại Việt Nam, xu hướng toàn cầu trong phát triển thị trường bảo hiểm gắn với nền kinh tế số, trên cơ sở đó, nhận diện những vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số.

82 Chuyển đổi kinh tế số : thách thức và giải pháp đối với Việt Nam / Đỗ Thị Lan Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 16 - 19 .- 658

Trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế không thuận lợi, thu nhập bị giảm sút nên thu từ thuế thu nhập có xu hướng giảm, do vậy trọng trách lại đặt lên thuế gián thu, đây là loại thuế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thu cho ngân sách nhà nước. Một trong các yêu cầu đặt ra là cần xem xét mở rộng cơ sở thuế gián thu. Bài viết tập trung nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết về mở rộng cơ sở thuế gián thu.

83 Phát triển kinh tế số tại Việt Nam / Nguyễn Thế Bính // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 5(590) .- Tr. 39-42 .- 330

Bài viết tổng hợp những vấn đề chung về kinh tế số, thành quả và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế số.

84 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế số và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Đức Long // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 522 .- Tr. 60 - 72 .- 330

Nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế số của Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan để rút ra bài học cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hậu thuẫn để doanh nghiệp nội địa dẫn dắt thị trường; xây dựng và nâng cấp hạ tầng số, đặc biệt là hạ tầng viễn thông và hạ tầng logistics; duy trì nguyên tắc quản lý thận trọng và toàn diện đối với các công nghệ/ mô hình kinh doanh mới; hoàn thiện hệ thống luật pháp; xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể, mang tính dài hạn và các sáng kiến mới; thành lập cơ quan chịu trách nhiệm độc lập; có một quan điểm rõ ràng; hiệu quả thực thi chính sách; mức độ quan tâm cao của chính phủ là những yếu tố quyết định sự thành công trong phát triển kinh tế số.

85 Chuyển đổi số nền kinh tế Liên Bang Nga : một số vấn đề thực thi chính sách / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 10(253) .- Tr. 12-24 .- 330

Tổng hợp và chỉ ra những khó khăn đang cản trở tiến trình triển khai chương trình số hóa nền kinh tế của Nga, đó là vấn đề cân bằng các mục tiêu phát triển khi số hóa, gánh nặng ngân sách, vai trò của chính quyền vùng và nhà nước.

86 Thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam hiện nay / Nguyễn Hữu Xuân Trường, Nguyễn Phương Lan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 05-09 .- 330

Bài viết đưa ra cái nhìn chi tiết cùng với những đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây theo các khía cạnh chính của nền kinh tế số

87 Kinh tế số là yếu tố giúp Việt Nam bắt kịp với các nước phát triển / Bình An // .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr.10-12 .- 381.142

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn phức tạp và sự xuất hiện của các công nghệ mới, việc phát triển mô hình kinh doanh mới là điều cần thiết để giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được những khó khăn cung như bắt kịp được xu hướng chung của thế giới. Ngày nay kinh tế số trở thành lĩnh vực phát triển quan trọng và được nhiều quốc gia nghiên cứu ứng dụng. Với Việt Nam phát triển kinh tế số là cơ hội lỡn để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.

88 Cơ hội và thách thức đối với tăng năng suất lao động trong nền kinh tế số / Đoàn Hương Quỳnh, Trần Thanh Thu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 57-60 .- 330

Trong bối cảnh những động lực tăng trưởng hiện có đang dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả, sự triển nhanh chóng của kinh tế số sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội để cải thiện năng suất lao động tổng thể nền kinh tế. Trong bài viết, nhóm tác giả tập trung làm rõ những thời cơ và thách thức đối với mục tiêu tăng năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số nền kinh tế và Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị giúp thúc đẩy năng suất lao động tổng thể của nền kinh tế trong bối cảnh số hoá nền kinh tế.

90 Nhân tố tác động đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số / Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến, Đào Mỹ Hằng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 17(578) .- Tr. 18-22 .- 332.1

Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số; các nhân tố tác động đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số; một số giải pháp và khuyến nghị.