CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quyền con người
41 Để quyền thực sự là quyền / Trương Hồng Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.24 – 28 .- 340
Bài viết phân tích một số vấn đề trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật về quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam.Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để quyền thực sự là quyền.
42 Đảm bảo quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam - thực trạng và các kiến nghị / Nguyễn Thị Hồng Yến, Mạc Thị Hoài Thương // .- 2019 .- Số 29 .- Tr. 34-41 .- 341.48
Quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số là một trong những quyền chứa đựng nhiều yếu tố đặc thù và phản ánh rõ nhát những yếu tố "riêng biệt" trong các quyền con người của người dân tộc thiểu số. Đảm bảo quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số đã được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Để thực hiện tốt hơn việc đảm bảo các quyền này, cần tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan nhà nước.
43 Quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Thực trạng và kiến nghị / Ninh Viết Tùng, Bùi Tiến Đạt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 25 – 32 .- 340
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ảnh hưởng lớn tới quyền tự do cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền con người và lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước. Việc đảm bảo quyền con người của người nghiện ma tuý không chỉ bảo vệ quyền cá nhân tại cơ sở cai nghiện mà còn phải đảm bảo thủ tục công bằng trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cưỡng chế cai nghiện này mang tính chất pha trộn giữa các loại hình tố tụng tư pháp. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù, thủ tục giống với phiên toà rút gọn và tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự. Đo đó, việc “tư pháp hoá” thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự công bằng để đảm bảo quyền của người bị đề nghị và ngăn ngừa vi phạm tố tụng.
44 Cơ sở lí luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính / Trương Hồng Quang // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 78 – 91 .- 340
Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính là đối tượng ngày càng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong lĩnh vực khoa học pháp lí, một số vấn đề lí luận về quyền và pháp luật về quyền của các đối tượng này đến nay vẫn chưa được làm rõ. Bài viết cung cấp các luận giải về bản chất quyền, lí do pháp luật phải ghi nhận quyền; nội dung pháp luật về quyền của các đối tượng này. Quan điểm của bài viết cho rằng, quyền của người đồng tính, song tính chuyển giới và liên giới tính có bản chất là nhu cầu tự nhiên của con người và cần được pháp luật ghi nhận, bảo vệ để các nhu cầu được trở thành hiện thực, góp phần bảo vệ quyền của các đối tượng này trong thực tế.
45 Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và khả năng áp dụng vào hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay / Vũ Công Giao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 18 (394) .- Tr. 3 – 13 .- 340
Khái quát về phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người; Kinh nghiệm áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong các dự án phát triển của Liên minh châu Âu; Quyền con người trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
46 Thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền con người trong tố tụng hình sự ở Việt Nam / Nguyễn Văn Đổng // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 21 – 32 .- 340
Quyền con người trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quyền con người. Đây là vấn đề mà quốc tế cũng như từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, luôn quan tâm ghi nhận trong luật và bảo đảm thi hành trong thực tiễn đời sống xã hội. Bài viết phân tích quy định về quyền con người, việc bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền con người của các cơ quan tư pháp, trung tâm là hệ thống tòa án, chỉ ra những hạn chế của việc đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường bảo vệ quyền con người trong thời gian tới.
47 Hình ảnh phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc nhìn nữ quyền luận / Phạm Văn Hoá // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 75 – 82 .- 398.209 9
Bài viết này chỉ ra quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn Việt Nam ngày trước, cũng như cách họ “làm người” như thế nào trước tình cảnh của xã hội nam quyền.
48 Sinh con từ tinh trùng của người chết so sánh pháp luật và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Đoàn Thị Phương Diệp, Đoàn Thanh Hải // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 16 – 30 .- 340
Bài viết làm rõ bản chất của việc sinh con từ tinh trùng của người chết; so sánh quy định của pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; đưa ra những bình luận và kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm quyền con người và sự ổn định xã hội.
49 Chính sách người cao tuổi – tiếp cận từ quyền cơ bản của công dân trong các hiến pháp Việt Nam / Bùi Nghĩa // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 139 - 151 .- 340
Nghiên cứu, phân tích quy định hiến định từ 05 bản Hiến pháp của Việt Nam về quyền cơ bản của công dân, quyền con người - người cao tuổi; thực trạng nội dung này và đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm củng cố, hoàn thiện hệ thống chính sách người cao tuổi ở nước ta thời gian tới.
50 Một số vấn đề pháp lý về quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Việt Nam / PGS.TS Doãn Hồng Nhung // .- 2019 .- Số 9(311) .- Tr. 12-14 .- 363
Trình bày một số vấn đề pháp lý về quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Việt Nam, đây là một trong những căn cứ để bảo đảm cho quyền con người được sống trong môi trường trong lành.