CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quyền con người
31 Quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013 và vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản / Lê Vũ Giang // Luật học .- 2021 .- Số 9(256) .- Tr.27 - 41 .- 346
Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự cơ bản của con người. Quyền sở hữu tài sản được ghi nhận trong pháp luật quốc gia với tư cách là quyền công dân. Việc luật hóa và xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất về quyền tài sản là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết phân tích quá trình hình thành, xu hướng phát triển của Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản; đánh giá thành tựu, thách thức của pháp luật Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền đối với tài sản.
32 Những thách thức trong quá trình hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người / Lê Hồng Hạnh, Đoàn Trung Kiên // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.3 - 18 .- 341.48
ộng đồng ASEAN (Cộng đồng) đang tìm kiếm những vấn đề pháp lý chung, cấp bách nhất để hài hòa. Tiến trình này phải dựa trên nền tảng các nguyên tắc, các qui định chung được các thành viên của Cộng đồng chấp nhận trong Hiến chương, công ước, các hiệp định khung hay các nghị định thư. Việc hài hòa hóa hài hòa hóa không chỉ có vai trò to lớn đối với các quốc ASEAN trong việc giải quyết các mối quan tâm chung, có ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên và của Cộng đồng mà còn có tác động lớn đến nhất thể hóa pháp luật hướng tới hệ thống pháp lí cộng đồng. Trong những lĩnh vực mà Cộng đồng có nhiều cơ hội để hài hòa hóa, tiến tới nhất thể hóa thì pháp luật đảm bảo quyền con người là lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện trước. Thực tế, sau khi Hiến chương ASEAN được thông qua, ASEAN đã nổ lực hài hòa hóa pháp luật về quyền con người. Tuy nhiên, có quá nhiều thách thức đối với tiến trình này. Bài viết nhận diện, phân tích một số thách thức đối với hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người.
33 Pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở một số nước Châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Anh Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 18(442) .- Tr.56 - 64 .- 340.01422
Tình trạng khẩn cấp là những tình huống bất thường và bất lợi có nguyên nhân từ con người hoặc tự nhiên, mà có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, gây ra những hậu quả to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội cho người dân và nhà nước. Để đối phó hiệu quả với tình trạng khẩn cấp, pháp luật cần có quy định đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là về sự cân xứng giữa các biện pháp mà nhà nước có thể và cần phải thực hiện để khắc phục hậu quả của tình trạng khẩn cấp, với các quyền và tự do cơ bản của con người. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích các quy định về tình trạng khẩn cấp trong pháp luật ở một số nước châu Âu và đưa ra các gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
34 Cải cách hệ thống Tòa án của Phần Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trương Thị Hồng Hà // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr.56 - 59 .- 346
Hiến pháp Phần Lan bảo đảm mọi người có quyền được xét xử vụ án của mình một cách thích hợp và không bị trì hoãn quá mức bởi một tòa án hoặc cơ quan công quyền khác. Mọi người cũng có quyền có một quyết định ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mình được xem xét bởi một tòa án hoặc cơ quan tư pháp khác. Ngoài ra, Hiến pháp còn có các quy định cơ bản về xét xử công bằng và quản trị tốt. Các bảo đảm chính của những điều này là công khai tố tụng, quyền được xét xử, quyền nhận quyết định có căn cứ và quyền kháng cáo quyết định. Trong quá trình hoạt động, để tuân thủ những quy định đó của Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và bảo vệ công lý, hệ thống tòa án Phần Lan đã thực hiện nhiều cải cách, đổi mới về tổ chức và hoạt động. Bài viết tập trung phân tích mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án Phần Lan và quá trình cải cách, đổi mới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp.
35 Bảo vệ và thúc đẩy thực hiện quyền con người trong khuôn khổ Liên hợp quốc – Thành tựu và thách thức / Mạc Thị Hoài Thương, Lã Minh Trang // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 36-49 .- 340
Bài viết giới thiệu cơ chế bảo vệ và thíc đẩy quyền con người của Liên hợp quốc, khái quát các thành tựu của Liên hợp quốc trong việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền, lập pháp, thành lập các cơ quan có chức năng bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, chỉ ra những thách thức mà Liên hợp quốc đang phải đối mặt hiện nay.
36 Ủy ban nhân quyền và các hướng dẫn liên quan đến quy trình thực hiện báo cáo định kì thực thi công ước ICCPR / Nguyễn Thị Hồng Yến // Luật học .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 80-92 .- 340
Bài viết tập trung phân tích các vấn đề pháp lí về Ủy ban Nhân quyền và các quy định liên quan đến quy trình thực hiện báo cáo định kì về viêc thực thi công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1996 của các quốc gia thành viên. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những thay đổi chính trong quy trình thực hiện báo cáo theo khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền bắt đầu từ năm 2019, trên cơ sở đó đưa ra những bình luận ưu, nhược điểm của từng quy trình và những đề xuất cho việc thực hiện báo cáo định kì tiếp theo của Việt Nam.
37 Một góc nhìn về thực tiễn phản biện xã hội tại Việt Nam hiện nay / Lê Thị Thiều Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 32 - 38 .- 340
Ở nước ta hiện nay, phản biện xã hội được xem là công cụ, kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu trong phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá một số vấn đề thực tiễn phản biện xã hội tại Việt Nam và đưua ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
38 Nhận thức sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân / Phan Nhật Thanh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr. 1 – 9 .- 340
Đã có nhiều nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân được thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau khi phân tích khái niệm và đặc điểm của quyền con người và quyền công dân. Khái niệm quyền con người khác với khái niệm quyền công dân bởi quyền công dân chỉ liên quan đến một nhóm đối tượng nhất định là công dân, trong khi đó, quyền con người là phổ biến hơn. Bài viết phân tích sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân.
39 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan điều ước quốc tế về quyền con người / Lê Thị Anh Đào // Luật học .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 15 – 28 .- 340
Bài viết đánh giá tổng thế quá trình tăng cường hệ thống cơ quan điều ước về quyền con người hiện nay trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 68/268 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về tăng cường và thúc đẩy hoạt động hiện quả của hệ thống cơ quan điều ước, nhằm trả lời câu hỏi: Cần điều chỉnh và vận hành tốt hơn các biện pháp được thiết lập trong Nghị quyết hay cần kì vọng một cuộc “cải cách” với những thay đổi đáng kể về cấu trúc của hệ thống.
40 Quyền con người trong Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam / Ngô Thị Ngọc Ánh // Giáo dục và Xã hội .- 2020 .- Số 119(180) .- Tr. 96-101 .- 340
Phân tích về quyền con người về hôn nhân và gia đình trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Khái quát về thực thi và bảo vệ quyền con người trong hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị.