CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quyền con người
21 An ninh con người – Nhận thức và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam / Chu Mạnh Hùng // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 3 - 13 .- 340
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định an ninh con người là nội dung của quản lí xã hội đồng thời cũng là nội dung quan trọng của an ninh quốc gia gắn liền với việc thúc đẩy quyền con người. Việc nhận thức roc về bản chất của khái niệm “ an ninh con người” để có quan điểm và giải pháp phù hợp là thực sự cần thiết khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ và thực hiện khát vọng phát triển đất nước. Bài viết tập trung xem xét quan niệm về an ninh con người, mối quan hệ giữa an ninh con người và quyền con người cũng như quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về an ninh con người.
22 Quyền được lãng quên ở một số quốc gia và kiến nghị chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Yến, Đào Thị Khánh Linh, Trần Như Ý, Lê Thị Bích Ngọc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465 .- Tr. 48 - 58 .- 340
“Quyền được lãng quên” là một quyền quan trọng cần được ghi nhận và bảo vệ. Bài viết phân tích, bình luận về các quy định của pháp luật ở một số quốc gia liên quan đến việc ghi nhận và bảo vệ quyền được lãng quên, và khuyến nghị một số chính sách cho Việt Nam.
23 Những vấn đề lý luận pháp luật quốc tế trong việc bảo đảm và thực thi quyền con người trong bối cảnh đại dịch covid-19 / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 9(148) .- Tr.1-14 .- 910
Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những nền tảng quan trọng nhằm thực thi các nghĩa vụ quốc gia trong các công ước quốc tế đa phương toàn cầu và khu vực quyền con người. Bài viết phân tích những vần đề lý luận đặt ra từ góc độ pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo và thực thi các quyền con người từ góc độ pháp luật quốc tế.
24 Hạn chế quyền con người trong đại dịch Covid-19 dưới góc nhìn của Luật quốc tế, thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.86-100 .- 341.48
Bài viết nghiên cứu so sánh các trường hợp có thế hạn chế quyền con người theo tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về Các Các quyền dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hóa của Liên hợp quốc năm 1966 và khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đồng thời, bài viết bình luận giá trị pháp lý của Chỉ thị số 16/ CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý để có hạn chế quyền con người trong trường hợp cần thiết ở Việt Nam.
25 Quyền được ủy quyền ký đơn khởi kiện là quyền của con người, quyền bình đẳng và quyền tự do định đoạt / Nguyễn Huy Hoàng // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.30-38 .- 341.48
Hoạt động tố tụng dân sự phải bảo đảm quyền con người cũng như nguyên tắc cơ bản, trong đó có nguyên tắc quyền tự định đoạt và nguyên tắc bình đẳng. Trong bài viết tác này, tác giả biện luận rằng nên cho cá nhân ủy quyền ký đơn khởi kiện để đảm bảo quyền con người, quyền lợi hợp pháp của công dân.
26 Xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới và ở Việt Nam / Vũ Đình Hoàng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 11(435) .- Tr.15 - 23 .- 345.597002632
Do tính chất hà khắc của hình phạt tử hình mà từ đầu thế kỷ XVIII, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu quá trình xóa bỏ hình phạt này. Việc loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi đạo luật hình sự của quốc gia được cho là cần thiết. Trong 30 năm qua, Việt Nam đã tích cực, kiên trì thực hiện chính sách nhân đạo trong pháp luật hình sự. Theo đó, từ năm 1985 đến nay, tỷ lệ hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự giảm tới 59%. Đến năm 2015, số tội phạm phải chịu hình phạt tử hình chỉ còn 18 tội danh chiếm 5,7% số điều luật trong Bộ luật Hình sự. Điều này thể hiện Việt Nam tích cực tiếp thu các tư tưởng tiến bộ, nhân văn của nhân loại một cách có chọn lọc và có lộ trình trong việc xóa bỏ hình phạt tử hình.
27 Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam : phân tích so sánh / Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 53-59 .- 340
Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong việc hiến định quyền con người, quyền công dân ở hai bản hiến pháp hiện hành của Nhật Bản và Việt Nam.
28 Vấn đề quyền con người trong ASEAN góc nhìn từ Việt Nam sau 25 năm thực hiện nghĩa vụ thành viên / Hoàng Thanh Phương // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.31 - 43 .- 340.01422
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong ASEAN là vấn đề mang tính thời sự do cách tiếp cận đặc thù của khu vực. Bài viết phân tích ảnh hưởng của các yếu tố như nguyên tắc hoạt động, "phương cách ASEAN ", " giá trị Châu Á" lên cách tiếp cận của ASEAN về quyền con người; phân tích những nghĩa vụ đặt ra trong lĩnh vực quyền con người đối với các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, từ đó đánh giá thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt nam và đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý để tiếp tục hoàn thiện thể chế phù hợp với những cam kết khu vực mà Việt nam đã đưa ra, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025 với tư cách ứng cử viên của ASEAN.
29 Quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013 và vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản / Lê Vũ Giang // Luật học .- 2021 .- Số 9(256) .- Tr.27 - 41 .- 346
Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự cơ bản của con người. Quyền sở hữu tài sản được ghi nhận trong pháp luật quốc gia với tư cách là quyền công dân. Việc luật hóa và xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất về quyền tài sản là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết phân tích quá trình hình thành, xu hướng phát triển của Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản; đánh giá thành tựu, thách thức của pháp luật Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền đối với tài sản.
30 Những thách thức trong quá trình hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người / Lê Hồng Hạnh, Đoàn Trung Kiên // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.3 - 18 .- 341.48
ộng đồng ASEAN (Cộng đồng) đang tìm kiếm những vấn đề pháp lý chung, cấp bách nhất để hài hòa. Tiến trình này phải dựa trên nền tảng các nguyên tắc, các qui định chung được các thành viên của Cộng đồng chấp nhận trong Hiến chương, công ước, các hiệp định khung hay các nghị định thư. Việc hài hòa hóa hài hòa hóa không chỉ có vai trò to lớn đối với các quốc ASEAN trong việc giải quyết các mối quan tâm chung, có ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên và của Cộng đồng mà còn có tác động lớn đến nhất thể hóa pháp luật hướng tới hệ thống pháp lí cộng đồng. Trong những lĩnh vực mà Cộng đồng có nhiều cơ hội để hài hòa hóa, tiến tới nhất thể hóa thì pháp luật đảm bảo quyền con người là lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện trước. Thực tế, sau khi Hiến chương ASEAN được thông qua, ASEAN đã nổ lực hài hòa hóa pháp luật về quyền con người. Tuy nhiên, có quá nhiều thách thức đối với tiến trình này. Bài viết nhận diện, phân tích một số thách thức đối với hài hòa hóa pháp luật ở ASEAN nhìn từ thực tiễn pháp luật về quyền con người.