CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền con người

  • Duyệt theo:
51 Những điểm mới về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của con người trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 / Trần Hà Bảo Khuyên // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 34 – 38 .- 340

Trên cơ sở các quy định mang tính hiến định tại Điều 14,19,20 Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hoá những điểm mới về quyền con người, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con người đồng thời phù hợp nhằm nội luật hoá các quy định có liên quan trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

52 Vai trò của Viện kiểm sát/Viện công tố một số nước trên thế giới trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân / Lê Ngọc Duy // .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 54-62 .- 340

Giới thiệu về vai trò của Viện kiểm sát/Viện công tố một số nước như Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

53 Hoạt động của Viện kiểm sát để bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội vả giải pháp phòng, chống vi phạm trong thời gian tới / Nguyễn Hữu Hậu // Kiểm sát (Điện tử) .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 6-11, 2 .- 340

Tập trung đánh giá hoạt động của Viện kiểm sát trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, từ đó đề xuất giải pháp phòng, chống vi phạm trong thời gian tới.

54 Pháp luật quốc tế về quyền tiếp cận công lý và thực tiễn ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Hải // .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 69-75 .- 341.48

Luât quốc tế về quyền con người coi tiếp cận công lý không chỉ là quyền được tiếp cận với các biện pháp khắc phục của hệ thống tư pháp, mà còn là một cách tiếp cận nhằm bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và nhóm bị gạt ra bên lề. Về cơ bản, quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tiếp cận công lý thì chưa hiệu quả.

55 Đảm bảo quyền con người trong áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt / Phan Văn Chánh // .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 29-35 .- 342.089597

Việc nắm vững quy định về đối tượng, nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là hết sức quan trọng, cần thiết, nhằm đảm bảo quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Bài viết làm rõ hơn những nội dung về những trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thời hạn áp dụng và đề xuất một số nội dung cần chú ý trong áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

56 Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân / Hoàng Thị Quỳnh Chi, Hoàng Anh Tuyên // .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 9-14, 19 .- 342.08

Khái quát tầm quan trọng của công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, một số kết quả đạt được cũng như hạn chế, tồn tại trong thời gian qua, từ đó tác giả đề xuất một số nội dung cần chú ý thực hiện tốt trong thời gian tới trong ngành Kiểm sát nhân dân.

57 Cần bổ sung “Quyền được chết” vào trong bộ luật dân sự năm 2015 / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 9 (121) .- Tr. 44 – 48 .- 340

“Quyền được chết” là một quyền rất mới và có tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mặc dù trước đây “ quyền được chết” chưa từng được pháp luật thừa nhận, thế nhưng xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của xã hội nên hiện nay, khá nhiều quốc gia trên thế giới đã nhìn nhận lại vấn đề này và đã có một số quốc gia thừa nhận quyền này. Còn tại Việt Nam, hiện vẫn đang tồn tại khá nhiều tranh luận xung quanh vấn đề có nên thừa nhận “quyền được chết” hay không.

58 Vai trò giám sát xã hội của các tổ chức xã hội đối với các vấn đề về quyền con người / Nguyễn Như Phát // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Tr. 3 – 10 .- 410

Trong một xã hội dân chủ, khu vực thứ ba trong tam giác phát triển luôn có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của Nhà nước và toàn xã hội. Chủ nghĩa hợp hiến và chủ quyền nhân dân luôn cần đến vai trò giám sát của các tổ chức xã hội nhằm đưa những giá trị tốt đẹp vào các quy định của Hiến pháp mà trước hết là về quyền con người – quyền mà nhân dân giao cho Nhà nước trách nhiệm bảo vệ và đảm bảo thực hiện. Bài viết giới thiệu về vai trò, thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật liên quan đến giám sát của các tổ chức xã hội đối với các vấn đề về quyền con người.

59 Tư tưởng hạn chế quyền con người và nội dung nguyên tắc hạn chế quyền cơ bản hiến định theo Hiến pháp năm 2013 / Tô Văn Hòa // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 28 – 42 .- 340

Bài viết cung cấp cách giải thích riêng về nội dung của nguyên tắc và lí giải các cơ sở cho cách giải thích đó. Quan điểm của bài viết cho rằng nguyên tắc này có nghĩa là quyền cơ bản hiến định ở Việt Nam có thể bị hạn chế bởi luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác với điều kiện sự hạn chế đó đã được trù liệu trong luật.

60 Pháp luật bảo đảm quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Xuân Sơn, Phạm Thanh Tùng // Luật học .- 2018 .- Số 6 (217) .- Tr. 38 – 47 .- 340

Bài viết nghiên cứu thực tiễn pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do lập hội, từ đó đưa ra một số góp ý, kiến nghị vào Dự thảo Luật về hội đang được Chính phủ xây dựng.