CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quản lí

  • Duyệt theo:
21 Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La / Trần Văn Dũng, Ngô Tất Thắng // Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Điện tử) .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 49-57 .- 658

Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc của Việt Nam, với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi nên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngành nông lâm nghiệp vẫn đang chiếm một tỷ trọng lớn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Sơn La đã dành nhiều sự quan tâm thông qua các chương trình, dự án với nguồn vốn đầu tư công có quy mô lớn nhằm hỗ trợ cho ngành nông lâm nghiệp phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập như một số dự án theo đánh giá của đối tượng thụ hưởng thì chưa thật sự cần thiết, hay trong quá trình thực hiện dự án thì vẫn còn tình trạng vốn giải ngân chậm, một số dự án triển khai chưa đảm bảo theo tiến độ, tình hình dư ứng quá hạn chưa được thu hồi,… Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

22 Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện / Đỗ Thuận An // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 273-277 .- 658

Bài viết tập trung phân tích yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, từ đó gợi ý một số giải pháp hoàn thiện chương trình bồi dưỡng theo chức danh này. Bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, tác giả góp phần làm sáng tỏ một số nội dung liên quan, như: Đặc điểm, yêu cầu về năng lực đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện; một số yếu tố tác động trực tiếp đến bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện; giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu này có tác dụng tích cực đối với các nhà chức trách trong việc thu thập thông tin phản hồi, để tiếp tục có hướng điều chỉnh chính sách về bồi dưỡng cán bộ một cách phù hợp hơn trong thời gian tới.

23 Chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tại Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận / Nguyễn Ngọc Trắng // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 252-257 .- 658

Nước ngọt là tài nguyên có tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền. Giới chuyên môn cũng nhấn mạnh thêm rằng việc xóa đói nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sẽ rất khó khăn nếu không giải quyết vấn đề nước sạch. Nước sạch cho người dân là nhu cầu chính đáng. Trong những năm gần đây, nhiều nơi trong tỉnh Bình Thuận không có mưa hoặc có ngày có mưa nhỏ vài nơi, lượng mưa không đáng kể (phổ biến từ 0 - 2mm). Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tập trung thi công một số công trình cấp bách nhằm đưa nguồn nước về phục vụ các nhà máy, cung cấp nước sạch cho người dân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến chất lượng địch vụ cung cấp nước sạch tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận, đồng thời có những giải pháp cải thiện hơn nữa trong việc cung cấp nước sạch, phục vụ đời sống của người dân.

24 Nâng cao chất lượng quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk / Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Vân // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 244-249 .- 658

Ngành Y tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về chất lượng quản lý bệnh viện. Nếu các bệnh viện không đổi mới tư duy sẽ khó lòng giữ được bệnh nhân. Bệnh viện cần cải tiến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng sự hài lòng của người bệnh và các bên quan tâm. Bài viết dựa trên 83 tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý bệnh viện do Bộ Y tế Việt Nam (2016) và mô hình IPA của John A.Martilla và John c.James (1977) nhằm định hướng nâng cao chất lượng quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.

25 Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Hà Quang Thanh // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 198-203 .- 658

Trình bày những kinh nghiệm về xác định lộ trình đổi mới cải cách và tiến tới thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xây dựng mục tiêu và quyết liệt thực hiện mục tiêu cả về số lượng, loại hình và xác lập môi trường kinh doanh, làm rõ quyền sở hữu và quyền kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh.

26 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quán lý cấp phát quân trang tại Cục H44 - Bộ công an / Nguyễn Quyết Thắng, Trương Nguyệt Thảo Nguyên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 235-240 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định các yếu tố và xây dựng mô hình nghiến cứu các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý cấp phát quân trang tại Cục H44; (2) Đo lường và xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cấp phát quân trang tại Cục H44; (3) Đưa ra những kiến nghị, đề xuất để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý cấp phát quân trang tại Cục H44. Bằng phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach's Alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đã được sử dụng; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công tác quản lý cấp phát quân trang tại Cục H44 - Bộ Công an (BCA) chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố, bao gồm: (i) Năng lực của cán bộ cấp phát quân trang ở cấp cơ sở các đơn vị công an, (ii) Dự báo số lượng biên chế ngành Công an, (iii) Tiêu chuẩn các mặt hàng quân trang, (iv) Năng lực kho chứa và báo quản, (v) Năng lực sản xuất của các công ty sản xuất quân trang, (vi) ứng dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở nghiên cứu, các tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu của công tác quản lý cấp phát quân trang tại Cục H44 - Bộ Công an.

27 Thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 / Trần Văn Nghĩa // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 81-85 .- 658

Tại Việt Nam, nợ công đang là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm nhất trên các diễn đàn kinh tế trong thời gian gần đây. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, vay nợ có thể xem là một công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và khuyến khích phát triển sản xuất trong giai đoạn nền kinh tế còn có mức tích lũy thấp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trong vào việc phân tích khái niệm, vai trò của nợ công và khái quát hóa lý thuyết về hoạt động quản lý nợ công. Bên cạnh đó, bài báo cũng phân tích thực, trạng nợ công trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 dựa trên các số liệu huy động được từ những nguồn đáng tin cậy như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế..., từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công tăng cao ở Việt Nam.

28 Các thành phần cấu thành năng lực của đội ngũ quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng Sông Cửu Long / Phạm Minh Trí, Thái Anh Hoà, Lê Quang Thông, Nguyễn Văn Hùng // .- 2019 .- Số 265 .- Tr. 46-55 .- 658.3

Nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình năng lực đội ngũ quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu nghiên cứu thu thập theo phương pháp chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ với 745 quan sát hợp lệ (gồm ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ liên minh hợp tác xã và Phòng Nông nghiệp huyện) được phỏng vấn trực tiếp. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) xác định được mô hình năng lực với 06 năng lực chung cần thiết (31 hành vi): (1) Kiến thức chung, (2) Hoạt động nhóm, (3) Định hướng hiệu quả, (4) Quan hệ con người, (5) Quản lý điều hành, (6) Phát huy sáng tạo. Mô hình năng lực giúp hiểu rõ hơn nhu cầu năng lực quản lý; hữu ích cho việc đo lường năng lực, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và nâng cao năng lực đội ngũ này thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực.

29 Đổi mới quản lí sử dụng vốn ODA trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam / Nguyễn Hồng Thái // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 97-101 .- 658

Thực tế cho thấy, Việt Nam ngày càng chủ động tiếp cận, đàm phán và tiếp nhận các khoản vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình của thế giới, do vậy phải vay ODA theo điều kiện thị trường với điều khoản vay trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 02% - 3.5%. Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải có nhận thức, cách tiếp cận và hành động phù hợp với hoàn cảnh mới để sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

30 Thực hành quản lý trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ:Bằng chứng thực nghiệm ở Đồng bằng sông Cửu Long / Trịnh Công Đức, Nguyễn Tuấn Kiệt // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 37-62 .- 658

Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm xấp xỉ 10% tổng số doanh nghiệp của cả nước, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, đóng góp gần 20% GDP vào nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, vấn đề hoạt động quản lý trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Sử dụng phương pháp tiếp cận mới của Bloom và van Reenen (2007), bài viết này đóng góp các bằng chứng thực nghiệm về lượng hóa và giải thích về thực hành quản lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tại vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, chất lượng quản lý của các doanh nghiệp còn rất kém. Thực hành quản lý có mối quan hệ tích cực với năng suất doanh nghiệp. Các yếu tố: số lao động, tuổi doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn nhân lực, mức độ cạnh tranh, quyền sở hữu, mức độ phân quyền ảnh hưởng đến thực hành quản lý trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long.