CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quản lí

  • Duyệt theo:
1 Một số giải pháp tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng / Nguyễn Thị Nga // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 658.562

Trong những năm gần đây, ngành xây dựng tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, với hàng loạt dự án đầu tư xây dựng xuất hiện khắp nơi, từ các tòa nhà cao tầng sang trọng đến các cơ sở hạ tầng quan trọng. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế, đòi hỏi sự quan tâm và giải pháp hợp lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và bền vững của ngành công nghiệp xây dựng mà còn có tiềm năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả xã hội.

2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh Thanh Hóa đối với du lịch biển / Nguyễn Hoài Nam, Trần Thị Hoàng Mai, Phạm Nguyên Hồng, Trịnh Thị Liên // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 310 .- Tr. 54-63 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh Thanh Hóa đối với du lịch biển. Dựa trên các nghiên cứu đã có, nhóm tác giả đề xuất thang đo sơ bộ ban đầu và sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh, hoàn thiện thành các thang đo chính thức. Dựa vào số liệu sơ cấp thu thập từ 256 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thanh Hóa, các tác giả tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính để khám phá ảnh hưởng của các nhân tố tới công tác quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với du lịch biển, bao gồm: môi trường kinh tế xã hội của địa phương; cơ chế chính sách của Nhà nước, mức độ cải cách thủ tục hành chính; đội ngũ cán bộ công chức quản lý du lịch biển; nhận thức người dân, doanh nghiệp; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý.

3 Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia / Đỗ Việt Đức // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 91-96 .- 658

Dự trữ quốc gia là nguồn dữ trữ chiến lược được hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác, do nhà nước quản lý, nhằm chủ động đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hảo hoạn, thảm họa, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Từ ý nghĩa đó cần thiết phải tăng cường công tác quản lý để đảm bảo nguồn lực dự trữ quốc gia được sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách trong mọi tình huống.

4 Phân tích báo cáo và quản lý tài chính trong doanh nghiệp / Vũ Thị Phương Thụy, Nguyễn Minh Nguyệt // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr.50-53 .- 332

Bài viết trình bày các nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính và quản lý tài chính trong doanh nghiệp, từ đó cho thấy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính của mình, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

5 Hoàn thiện thể chế hải quan, đáp ứng yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi thương mại / Trần Thị Thúy Hòa // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 8-12 .- 330

Bên cạnh việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực thì công tác hoàn thiện hệ thống thể chế là một trong những yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan. Xác định công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thời gian qua, ngành Hải quan đã tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

6 Mối liên hệ giữa phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng / Dương Ngọc Hồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 58-61 .- 658

Nghiên cứu này trình bày mối liên hệ giữa phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Mô hình PLS-SEM được áp dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững xã hội và mối liên hệ giữa phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Nghiên cứu cũng mở rộng khái niệm và nhấn mạnh tầm quan trọng của phatstrieenr bền vững trong bối cảnh "bình thường mới" tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho các nhà quản lý về việc lập kế hoạch và phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững trong chiến lược kinh doanh.

7 Những điểm mới về quản lý giao dịch thương mại điện tử / Lê Minh Toàn, Dương Hải Hà // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 54-61 .- 381.142

Các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến. Chính vì vậy thương mại điện tử đang cần một khung pháp lý toàn diện, đồng bộ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia.

8 Quản lý, điều hành giá linh hoạt, hiệu quả trong bối cảnh đại dịch COVID- 19 / Nguyễn Anh Tuấn // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 57-59 .- 657

Trong năm 2021, tác động từ đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các lĩnh vực, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa thể giải quyết, các quốc gia thay đổi chính sách tiền tệ để phù hợp với tình hình mới đã ảnh hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ trên thế giới và cả trong nước. Mặc dù phải đối diện với nhiều khókhăn, thách thức nhưng công tác quản lý, điều hành giá vẫn được triển khai một cách linh hoạt, hiệu quả, góp phần đảm bảo được các mục tiêu như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo đời sống người dân và điều kiện sản xuất đầu vào cho doanh nghiệp; thúc đẩy hồi phục tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế...

9 Nâng cao năng lực thực hiện kiểm toán quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công / Hà Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 23 (373) .- Tr. 46-47 .- 363

Trình bày vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam, Thái Lan, Myanma giai đoạn 1992-2018, từ đó nâng cao công tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công.

10 Tăng cường quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia / Nguyễn Văn Bình // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 14-17 .- 658

Xăng dầu thành phẩm và dầu thô (sau đây gọi chung là xăng dầu) là các mặt hàng thuộc nhóm “Nhiên liệu” trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia theo quy định pháp luật về dự trữ quốc gia. Đây là một trong những nhóm hàng dự trữ vừa mang tính chiến lược (đáp ứng mục tiêu chiến lược phục vụ an ninh, quốc phòng), vừa mang tính thiết yếu (đáp ứng yêu cầu cấp thiết cho sản xuất và đời sống nhân dân). Trong bối cảnh nhu cầu về nhiên liệu ngày càng tăng, an ninh năng lượng còn nhiều thách thức khó lường; dịch bệnh, chiến tranh thương mại và xung đột vũ trang còn diễn biến phức tạp trên thế giới; nguồn cung nhiên liệu trong nước còn phụ thuộc vào thị trường thế giới... đòi hỏi Việt Nam cần có giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường dự trữ quốc gia về xăng dầu và nâng cao hiệu quả quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia.