Thực hành quản lý trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ:Bằng chứng thực nghiệm ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Trịnh Công Đức, Nguyễn Tuấn KiệtTóm tắt:
Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm xấp xỉ 10% tổng số doanh nghiệp của cả nước, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, đóng góp gần 20% GDP vào nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, vấn đề hoạt động quản lý trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Sử dụng phương pháp tiếp cận mới của Bloom và van Reenen (2007), bài viết này đóng góp các bằng chứng thực nghiệm về lượng hóa và giải thích về thực hành quản lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tại vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, chất lượng quản lý của các doanh nghiệp còn rất kém. Thực hành quản lý có mối quan hệ tích cực với năng suất doanh nghiệp. Các yếu tố: số lao động, tuổi doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn nhân lực, mức độ cạnh tranh, quyền sở hữu, mức độ phân quyền ảnh hưởng đến thực hành quản lý trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long.
- Một số giải pháp tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh Thanh Hóa đối với du lịch biển
- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia
- Phân tích báo cáo và quản lý tài chính trong doanh nghiệp
- Hoàn thiện thể chế hải quan, đáp ứng yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi thương mại