CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Điện tử--Dịch vụ ngân hàng
1 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, ý định sử dụng dịch vụ, đồng sáng tạo khách hàng và truyền miệng eWOM của khách hàng e-banking / Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Phước Thiện // .- 2023 .- Vol 2 - 03(07) .- Tr. 12 - 29 .- 332.12
Những tiến bộ trong sự phát triển của công nghệ mới và việc sử dụng phổ biến các thiết bị điện tử di động đã khiến khách hàng tăng cường sử dụng ngân hàng điện tử (e-banking). Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào các yếu tố thúc đẩy việc áp dụng ngân hàng điện tử, tuy nhiên, một số nghiên cứu đã xem xét hành vi sau khi áp dụng e-banking của khách hàng. Chất lượng dịch vụ đã được công nhận là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc sử dụng ngân hàng điện tử, bao gồm sự hài lòng, tin tưởng và cam kết. Tuy nhiên, rất hiếm nghiên cứu tập trung vào tác động của chất lượng ngân hàng điện tử đối với sự đồng sáng tạo của khách hàng liên quan đến truyền miệng điện tử (eWOM). Người ta đã chứng minh rằng đồng sáng tạo giá trị thúc đẩy sự sáng tạo của khách hàng, mang lại lợi ích chung cho cả doanh nghiệp và khách hàng, bao gồm cả việc thúc đẩy eWOM, nhưng các nhận định thực nghiệm liên quan vẫn còn hạn chế. Mô hình khái niệm đã được thử nghiệm thực nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu khảo sát từ 265 người trả lời là người dùng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Squares - PLS) và SPSS. Kết quả chỉ ra rằng cả chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và ý định áp dụng đều có tác động đáng kể đến hoạt động đồng tạo ra giá trị của khách hàng và eWOM. Vì các tài liệu trước đây liên quan đến các yếu tố để tạo điều kiện cho sự đồng sáng tạo của khách hàng và eWOM còn hạn chế, kết quả của nghiên cứu này có thể đóng góp vào các tài liệu hiện có bằng cách tích hợp các yếu tố cấu trúc liên quan vào mô hình nghiên cứu, có thể giải thích hiện tượng đồng tạo ra giá trị khách hàng và eWOM, đặc biệt là trong bối cảnh áp dụng ngân hàng điện tử. Hơn nữa, kết quả sẽ giúp các chuyên gia thiết kế các tổ hợp thị để thúc đẩy việc áp dụng ngân hàng điện tử.
2 Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử / Phạm Văn Hiếu, Đỗ Cẩm Hiền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 100-105 .- 332.12
Nghiên cứu này phân tích về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gồm: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 05 nhân tố sau: Sự tin cậy, Sự đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm và Phương tiện hữu hình ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại.
3 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Argribank Bắc Quảng Bình / Trương Thị Thúy Nga, Phan Thanh Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 151-154 .- 658
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Argribank Bắc Quảng Bình trong thời gian tới.
4 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank - chi nhánh Đắk Lắk / Nguyễn Phương Trâm, Phan Thanh Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.110 - 113. .- 332.04
Trong những năm qua, Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk ( Vietinbank Đắk Lắk) đã chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử với chiến lược trở thành ngân hàng thương mại đi đầu trong thanh toán dịch vụ công trực tuyến, thu ngân sách nhà nước, thanh toán chứng khoán phát sinh, phát triển mạng lưới thanh toán điện tử và tiện ích thanh toán với chất lượng cao, nhiều tiện ích, hiện đại trên địa bàn. Tuy vậy, hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của đơn vị vẫn còn bất cập, hạn chế cần phải tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện.
5 Tác động từ dịch vụ ngân hàng điện tử đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Kim Đức // Ngân hàng .- 2020 .- Số 23 .- Tr. 24-30 .- 332.12
Trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; một số đề xuất phát triển dịch vụ DB tại Việt Nam.
6 Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong ngân hàng điện tử tại Việt Nam : nhìn từ góc độ pháp lý / Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2020 .- Số 16 .- Tr. 30-33 .- 332.12
Khái quát về hoạt động ngân hàng điện tử; những thách thức liên quan đến bảo đảm an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong ngân hàng điện tử; các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin khách hàng trong ngân hàng điện tử tại Việt Nam.
7 Giải pháp nâng cao an toàn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử / Trần Mai Anh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 15 .- Tr. 27-31 .- 332.12
Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử; Đề xuất giải pháp nâng cao an toàn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
8 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay / Trần Văn Dũng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 741 .- Tr. 37 - 39 .- 658
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử luôn được các ngân hàng đầu tư, ứng dụng công nghệ số, công nghệ mới, công nghệ cao, thông tin, viễn thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vào sản phẩm, để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả, uy tín, phát triển bền vững của mỗi ngân hàng.
9 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: Thực trạng và giải pháp / Lê Ngọc Thái // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 198-204 .- 332.12
Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin - viễn thông đã tác động sâu sắc tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành tài chính - ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời đã mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng, mà điển hình là tính thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, bảo mật, không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các ngân hàng thương mại triển khai mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ rất tiềm năng này trong thời gian tới đây.
10 Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Trần Ngọc Vân // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 246-249 .- 658
Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mang lại, đặc biệt là ở mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thách thức lớn nhất ở lĩnh vực này là việc áp lực cạnh tranh gia tăng ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam mở cửa hội nhập và nhu cầu hay thay đổi của khách hàng. Bằng cách ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cho ra đời một phương thức cung ứng sản phẩm dịch vụ mới, đó là việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh phân phối bằng mạng lưới viễn thông và internet, được gọi là “ngân hàng điện tử”. Bài viết phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và triển vọng, giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.