CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục
1 Giáo dục ở một số quốc gia Đông Bắc Á : truyền thống, đặc tính và xu thế phát triển / Nguyễn Văn Kim // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 21 - 38 .- 327
Giáo dục có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Giáo dục có thể tạo dựng nền tảng văn hóa, nâng tầm tri thức của dân tộc và vạch định hướng đi cho dân tộc. Trong lịch sử của các quốc gia Đông Bắc Á, giáo dục đã sớm hình thành và được coi trọng. Nghiên cứu mô hình, cách thức tổ chức giáo dục, sự phát triển học thuật giữa các quốc gia có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng, dị biệt. Cũng như Hàn Quốc (Cao Ly, Triều Tiên) và Việt Nam (Đại Việt, Đại Nam), Nhật Bản từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng giáo dục Nhật Bản đã phát triển theo con đường riêng với nhiều nét đặc thù. Chính những đặc thù đó đã góp phần tạo nên điều kiện thiết yếu cho sự thành công của Nhật Bản. Trên cơ sở nghiên cứu khu vực, so sánh giữa Nhật Bản, Hàn Quốc (và ở mức độ nhất định là trường hợp Việt Nam), bài viết muốn làm rõ những đặc tính chung, riêng trong truyền thống giáo dục giữa các quốc gia khu vực và tác động, hệ quả đa chiều dần đến sự phát triển khác biệt của các nước về sau.
2 Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ (1900 - 1935) và hệ quả / Trần Thị Quế Châu // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 52 - 62 .- 327
Một đặc điểm chung của các cuộc cải cách giáo dục theo mô hình phương Tây ở châu Á trong thế kỷ XIX và XX là việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy ở hầu hết các quốc gia. Khác với các cường quốc thuộc địa trong khu vực, cải cách giảo dục của Mỹ ở Philippines đã không chỉ đưa tiếng Anh vào giảng dạy như là một ngoại ngữ mà nó còn được chọn làm phương tiện giảng dạy ở tất cả các bậc học và xa hơn là trở thành ngôn ngữ chính thức. Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh, nội dung và quá trĩnh thực thi cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ trong giai đoạn từ 1900 đến 1935. Trên cơ sở đó, với cách tiếp cận liên ngành giữa lịch sử, ngôn ngữ, và văn hoá, bài viết sẽ phân tích củng như thảo luận những hệ quả của cải cách này đối với Philippines từ đó cho đến nay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Philippines là một trường hợp điển hỉnh của quốc gia phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ thời hậu thuộc địa, giữa một bên là xu hướng hội nhập, toàn cầu hoả và một bên là ý thức bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ dân tộc và định hình bản sắc quốc gia.
3 Hợp tác đào tạo - giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI / Nguyễn Hữu Phúc // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 58 - 57 .- 327
Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thải Lan đã phát triển hơn 45 năm kể từ khi thiết lập chính thức vào ngày 6/8/1976. Đến nay, Việt Nam và đất nước Chùa Vàng đã thúc đẩy mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ với rất nhiều chuyến viếng thăm cấp cao lẫn nhau. Điểm lại chặng đường gần nửa thế kỉ quo,, đặc biệt trong thập nièn thứ hai của thế kỉ XXI, mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Thái Lan đã không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, gặt hải được nhiều thành quả trên nhiều lĩnh vực. Trong dó, hợp tác đào tạo - giáo dục là một trong những hoạt động có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Thái Lan. Đây được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường và đem lại nhiều lợi ích chung cho cả hai bên và khu vực Đông Nam Á.
4 Liêm chính học thuật trong môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học / Nguyễn Phạm Duy Linh, Huỳnh Đăng Chính, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Kim Dung, Hoàng Xuân Trung // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 3-20 .- 390
Phân tích các định nghĩa liêm chính học thuật ở các trường đại học và cơ sở giáo dục trên thế giới. Đánh giá thực trạng liêm chính học thuật ở Việt Nam. Tiếp đến, bài viết sẽ thảo luận và đưa ra các gợi ý chính sách để thúc đẩy liêm chính học thuật ở Việt Nam, từ đó thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của Việt Nam.
5 Sức mạnh của công nghệ trong việc cải thiện giáo dục: Chuyển đổi từ truyền thống đến kỹ thuật số / Lâm Viết Dũng // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 144-150 .- 370
Bài báo nhấn mạnh vào các thách thức và cơ hội mà việc sử dụng công nghệ thông tin mang lại, cũng như những triển vọng và xu hướng của giáo dục kỹ thuật số trong tương lai. Bài viết đề cập đến các phương hướng để phát triển và áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trong thời gian tới, nhấn mạnh vào sự linh hoạt, cá nhân hóa và tương tác trong quá trình học tập. Cuối cùng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đầu tư và hợp tác trong việc xây dựng một tương lai giáo dục hiện đại và bền vững.
6 Thực trạng và định hướng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục / Trịnh Thị Anh Hoa, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Lê Vân Dung, Phạm Thị Bích Đào, Trịnh Vân Hà // .- 2024 .- Tập 20 - Số 02 .- Tr. 1-7 .- 370
Bài viết phân tích thực trạng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục trong 10 năm qua, đánh giá những thành tựu, đóng góp của khoa học quản lí cho sự phát triển khoa học giáo dục cũng như sự phát triển giáo dục, đồng thời chỉ ra những hạn chế, từ đó đề xuất định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.
7 Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính / Vụ Truyền thông // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 65-69. .- 332.12
Đối với ngành Ngân hàng, hoạt động truyền thông chính sách thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong việc củng cố, nâng cao niềm tin của người dân với điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng trong bối cảnh khó khăn của tình hình thế giới, trong nước và một số sự kiện ảnh hưởng đến tâm lí, niềm tin công chúng.Vai trò của truyền thông chính sách ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Kinh nghiệm truyền thông giáo dục tài chính của NHTW các nước trên thế giới. Mức độ hiểu biết tài chính và các hoạt động truyền thông giáo dục tài chính đang triển khai tại Việt Nam. Định hướng hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới của NHNN.
8 Bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục của học sinh cuối cấp 2 tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thị Mỹ // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 64-66 .- 658
Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu định lượng và lý thuyết về bất bình đẳng cơ hội giáo dục và nhu cầu của cá nhân trong giáo dục và vốn văn hóa để tìm hiểu các nguyên nhân về bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục của học sinh lớp 9 ở hai trường trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc xã hội và vốn văn hóa có ảnh hưởng đến sự đạt được về giáo dục của học sinh. Đự đầu tư của hộ gia đình cho giáo dục con cái ở các nhóm thu nhập không có sự chênh lệch cao. Học sinh có nguồn gốc xuất thân từ cha mẹ có học vấn cao, người cha có nghề nghiệp ổn định, mức sống hộ gia đình không thuộc nhóm nghèo có cơ hội đạt được kết quả học tập cao hơn so với những học sinh có nguồn gốc xuất thân khác.
9 Kinh nghiệm giáo dục đào tạo nhân lực xanh ở một số quốc gia / Ngô Thị Hồng Giang // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 143- 145 .- 332
Giáo dục đào tạo giúp trang bị hệ thống những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho con người, tạo ra lực lượng lao động có chất lượng, là “động lực then chốt để phát triển đất nước”. Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững là mô hình “tăng trưởng dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao”. Bài viết sử dụng phương pháp khảo cứu, tổng hợp, phân tích hoạt động giáo dục đào tạo nhân lực xanh ở một số quốc gia điển hình, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững.
10 Tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống trong giáo dục học đường ở Nhật Bản hiện nay / Hạ Thị Lan Phi // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 31-33 .- 370
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát các giá trị văn hóa truyền thống là vấn đề cấp thiết đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giớiMột trong những biện pháp đang được các quốc gia phát triển trên thế giới chú trọng là hoạt động giáo dục hóa truyền thống cho giới trẻ, hay nói cách khác là những hoạt động để các giá trị nguồn cội chạm được giới trẻ. Nội dung bài viết đề cập việc tăng cường giáo dục về văn hóa truyền thống trong giáo dục học đường ở Nhật Bản từ sau khi Luật Giáo dục cơ bản được sửa đổi năm 2006 đến nay.