CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sinh viên
51 Hòa nhập khi du học : các chương trình trao đổi hỗ trợ sinh viên / Mary Mackenty // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 104 .- .- 370
Bài báo này nêu ra một cách nhìn về những thách thức và lợi thế của chương trình trao đổi du học Mỹ.Câu hỏi đặt ra là nếu những chương trình trao đổi sinh viên được hỗ trợ tốt hơn thì có giúp sinh viên hòa nhập tốt hơn khi học tập ở nước ngoài hay không.
52 Ảnh hưởng của các nhân tố đào tạo sau đại học đến ý định khởi nghiệp của sinh viên / Nguyễn Lê Nhân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.225 - 228 .- 658
Trên thế giới và Việt Nam, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Để có góc nhìn tổng thể về vấn đề này, tác giả trích lọc và trình bày một số nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về nghiên cứu khoa học; từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố của đào tạo đại học đến ý định khởi nghiệp của sinh viên và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả đối với hoạt động đào tạo và học tập tại các trường đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay, bao gồm: (i) Môi trường giáo dục; (ii) Nguồn vốn; (iii) Ý kiến người xung quanh; (iv) Đam mê; (v) Thái độ. Kết quả này tương thích với 5 nhóm nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu ban đầu.
53 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên: Thực nghiệm từ Đại học Vinh / // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 102-108 .- 658
"Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?" là một thắc mắc mà những ai đã hoặc đang là sinh viên đều cảm thấy băn khoăn và có nhiều câu trả lời trái chiều cho vấn đề này. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 400 sinh viên khoa Kinh tế - trường Đại học Vinh, nhằm nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nơi cư trú, trợ cấp từ gia đình, tâm lý đám đông và thu nhập từ công việc làm thêm có tác động tiêu cực đến quyết định có đi làm thêm hay không của sinh viên, trong khi mức chi tiêu cá nhân (sinh hoạt phí) mong muốn tích lũy kinh nghiệm - kỹ năng sống lại có tác động tích cực.
54 Yếu tố tác động đến tuyển dụng sinh viên sau thực tập của doanh nghiệp / Lê Nguyễn Thành Đồng, Hà Thị Hồng Hà, Nguyễn Khúc Lan Nhi // .- 2021 .- Số 58 (68) .- Tr. 106-115 .- 658
Vấn đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp luôn là mối quan tâm của cá nhân, gia đình, xã hội. Tất cả sinh viên đều trải qua thực tập doanh nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu các yếu tố kiến thức chuyên môn, kỹ năng tin học, tác phong thái độ làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc tác động tích cực đến quyết định giữ lại sinh viên sau thực tập của doanh nghiệp.
55 Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên các trường Đại học đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hiện nay / Trần Đình Thành // Dạy và học ngày nay .- 2021 .- Kì 1 thang 8 .- Tr. 14 .- Tr. 17 .- 378
Trình bày những nhận thức, trách nhiệm thái độ, động cơ nghiên cứu cho sinh viên. Bồi dưỡng kỹ năng học, tự nghiên cứu, phát huy và tôn trọng ý kiến của sinh viên về những vấn đề nghiên cứu khoa học nhất định trong định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.
56 Giải pháp thúc đẩy cơ hội việc làm cho sinh viên / Hoàng Xuân Hiệp // .- 2021 .- Số 393 .- Tr. 28-33 .- 371.8
Tạo việc làm cho sinh viên là mong muốn của tất cả các trường Đại học và là cơ sở vững chắc để giáo dục phát triển. Tiêu chí để xác định việc làm cho sinh viên như: Thu nhập, cơ hội, ví trị, khả năng phát triển… . Tiêu chí quan trọng được nhà trường, xã hội, gia đình, quan tâm nhất là thu nhập.
57 Nâng cao hiệu quả tự học, tự nghiên cứu học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên hiện nay / Nguyễn Thị Thanh Thảo // Dạy và học ngày nay .- 2021 .- Kì 1 .- Tr. 57-59 .- 324.259707
Đào tạo tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế so với phướng thức đào tạo truyền thống.Việc áp dụng hình thức này sao cho phù hợp với tình hình hiện nay đối với giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý là rất cần thiết. Giải pháp đưa ra nhằm tăng cường hướng dẫn hoạt động tự học giảng viên phải có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Áp dụng các phương pháp dạy học mới khơi dậy tính chủ động, sáng tạo, tư duy của sinh viên.
58 Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên đại học / Nguyễn Lê Nhân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 221-224 .- 658
Bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đối với hoạt động đào tạo và học tập tại các trường đại học. Kết quả cho thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên gồm: Phần thưởng, công nghệ thông tin, niềm tin vào tri thức và làm việc nhóm.
59 Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch / Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Vũ Tuấn Dương // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 149+150 .- Tr. 82-91 .- 658
Nghiên cứu có mục tiêu xây dựng mô hình, thang đo và đánh giá tác động các yếu tố tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch tại một số trường đại học. Thông qua bộ dữ liệu thu thập từ 368 sinh viên từ 2 trường đại học bao gồm Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Đại Nam, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu đã chỉ ra 5 biến độc lập bao gồm: Cơ sở vật chất; Mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp; Giảng viên; Chương trình học tập tại doanh nghiệp có tác động tích cực tới biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo ngành du lịch theo cơ chế đặc thù. Trong khi đó, sự tác động của chương trình đào tạo tới sự hài lòng của sinh viên là không rõ ràng. Từ những kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đưa ra nhằm giúp các trường đại học nâng cao sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch.
60 Sinh viên Đại học và những yếu tố nội tại ảnh hưởng đến việc học phát âm Tiếng Anh / Lê Thị Hồng Phúc // .- 2021 .- 120(181) .- Tr. 148-152 .- 378
Những yếu tố nội tại từ phía sinh viên Đại học tác động đến quá trình học phát âm Tiếng Anh như: tuổi tác, động lực, thái độ, tính cách, khả năng tiếp cận. Đề xuất một số giải pháp nâng cao việc học phát âm tiếng Anh của sinh viên Đại học.