CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế
91 Bắt đầu hành trình chuyển đổi từ bán sản phẩm dệt may sang bán giá trị (Value Based Selling) / Đặng Huyền, Thăng Long // .- 2022 .- Số 12+01 .- Tr. 78-81 .- 658.5
Dư địa từ năng suất, cải tiến kỹ thuật, đầu tư thiết bị tự động hóa cao hơn càng ngày càng hẹp đi với yêu cầu ngày càng cao trong chất lượng cuộc sống của người việt nam. Xu thế này là tất yếu của một nền kinh tế tăng trưởng mạnh hàng đầu thế giới như Việt Nam.
92 Xác định dệt may là ngành kinh tế quan trọng nhất trong giai đoạn phục hồi / Giang Nguyễn // .- 2022 .- Số 398 .- Tr. 10-13 .- 658
Ngành dệt may luôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, có vị trí quan trọng trong phục hồi kinh tế trong giai đoạn 2022-2025. Sớm khắc phục sự thiếu hụt về lao động và tổ chức cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại lao động để hoàn thành đúng thời hạn về chất lượng cao nhất các đơn hàng ngay từ đầu năm.
93 Những động lực tích cực cho kinh tế năm 2022 / Nguyễn Minh Phong // .- 2022 .- Số 398 .- Tr. 26-29 .- 330
Ngân hàng thế giới dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với mức tăng trưởng GDP đạt mức 5,5% so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu chỉ là 4,1% mà ngân hàng thế giới đã đưa ra trước đó.Việt Nam là thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới trong năm 2022.
94 Tác động của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam / Lê Hoàng Như Nguyện, Nguyễn Trần Huyền Trân // .- 2021 .- Số 6(49) .- Tr. 118-125 .- 332.12
Bài báo làm rõ các tác động của mô hình kinh tế chia sẻ đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng ở Việt Nam, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý nhằm phát huy hơn nữa những lợi ích và giảm thiểu các mặt trái của mô hình kinh tế mới mẻ này.
95 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) : cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam / Lê Thị Mai Anh, Nguyễn Phương Thảo // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 217 .- Tr. 22-25 .- 330
Bài viết đưa ra tổng quan về RCEP, phân tích những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt nam; trên cơ sở đó gợi ý một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế từ hiệp định này
96 Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 / Trịnh Thị Ái Hoa // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 22-25 .- 658
Giai đoạn 2015-2020, mặc dù nhiều hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế của giai đoạn trước đã được khắc phục nhưng vẫn còn một số tồn tại. Điều này đã làm giảm hiệu quả của phân cấp và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, từ đó khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
97 Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến ngành đánh cá Việt Nam / Lê Văn Chơn, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Lan Anh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 5-17 .- 330
Thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và chiếm 3,07% GDP toàn quốc, tuy nhiên, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết và thiên tai. Sử dụng dữ liệu bảng của 28 tỉnh ven biển từ năm 2002-2018, bài báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) bao gồm thiên tai và thời tiết lên sản lượng đánh bắt cá của Việt Nam. Bài báo chỉ ra lượng mưa và áp thấp nhiệt đới không có ảnh hưởng rõ rệt lên sản lượng đánh bắt cá. Ngoài ra, bài báo tìm ra kết quả khá thú vị là bão và tốc độ gió trung bình làm tăng sản lượng đánh bắt cá khi các yếu tố khác không đổi. Từ nghiên cứu về tác động của BĐKH lên sản lượng đánh bắt cá, bài báo đưa ra một số hàm ý chính sách trong việc quản lý bền vững ngành cá trước sự biển đổi của thiên tai và thời tiết.
98 Tác động của đại dịch Covid-19 tới hệ thống cảng biển Việt Nam / Nguyễn Thị Quỳnh Nga // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 88-90 .- 330
Đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành vận tải biển thế giới là rất rõ ràng. Năm 2020, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thế giới giảm 4,1% so với năm 2019. Dự báo, năm 2021 cũng không mấy khả quan khi đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn. Bài viết này phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống cảng biển Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn thách thức trong phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động cho hệ thống cảng biển Việt Nam.
99 Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn áp dụng mô hình sử dụng đất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp của nông hộ ở vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Bình / Nguyễn Đức Kiên // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 152 .- Tr. 33-40 .- 658
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho nông hộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu này đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế, nhân tố ảnh hưởng và tác động đến thu nhập từ áp dụng mô hình canh tác bền vững ở vùng cát ven biển Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả kinh tế khá cao từ áp dụng ba mô hình canh tác. Có sự chênh lệch đáng kể về ảnh hưởng cận biên của các nhân tố liên quan đến lựa chọn mô hình; trong đó, tiếp cận tín dụng nông nghiệp có tác động rất hạn chế. Nghiên cứu cũng chứng minh ảnh hưởng tích cực của áp dụng các mô hình canh tác trên đến gia tăng thu nhập ở nông hộ. Nhìn chung, chính sách khuyến khích các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, thông tin thị trường và tiếp cận tín dụng cần được ưu tiên trong thời gian tới.
100 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng Tây Nguyên / Hà Thị Kim Duyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.188 - 190 .- 910
Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với tổng diện tích 54.641,0 km², chiếm 16,8% diện tích cả nước; không chỉ là một cao nguyên duy nhất mà bao gồm hệ thống cao nguyên liền kề với độ cao trung bình từ 500 - 1.500 m. Tây Nguyên có trên 30% dân số là người dân tộc thiểu số (thuộc 47 dân tộc khác nhau). Xét về khía cạnh du lịch, Tây Nguyên là vùng có tiềm năng lớn để áp dụng mô hình du lịch cộng đồng một cách rộng rãi.