CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục--Đại học
1 Chuẩn đầu ra và niềm tin của công chúng vào giáo dục Đại học / Tia Loukkola và Helene Peterbauer // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 15-17 .- 378
Chuẩn đầu ra ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong khung trình độ đảm bảo chất lượng, chúng nhằm mục tiêu đảm bảo và thúc đẩy lòng tin của công chúng vào các nhà cung cấp giáo dục. Tuy nhiên trong bối cảnh giáo dục Đại học được quốc tế hóa, câu hỏi được đặt ra là có thể thực hiện được chức năng này ở quy mô toàn cầu hay không, và liệu có cách thức nào và có nhu cầu xác minh kết quả học tập hay không.
2 Cần thiết hơn bao giờ hết : quốc tế hóa giáo dục về y tế / Anette Wu, Geoffroy P.J.C Noel, Betty Leask, Lisa Unangst, Edward Choi, Hans De Wit // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 26-29 .- 370
Bài viết xem xét vấn đề dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, chỉ ra những khác biệt giữa hai khái niệm đôi khi có điểm trùng lặp là sức khỏe toàn cầu và quốc tế hóa chương trình đào tạo ngành y tế, đồng thời đề xuất một cách tiếp cận liên ngành. Không kết hợp quốc tế hóa và giáo dục y khoa sẽ làm hạn chế hiểu biết của sinh viên ngành y về những vấn đề toàn cầu, xã hội, văn hóa, và đạo đức liên quan đến thực hành và nghiên cứu y học không chỉ trong thời gian đang dễn ra đại dịch còn xa hơn thế.
3 Quốc tế hóa trong nước : nắm bắt thời cơ / Madeleine Greene // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 29-34 .- 378
Một trong những câu hỏi chính trong những cuộc tranh luận đang diễn ra về hình thức của giáo dục Đại học sau Covid-19 là liệu đại dịch có cung cấp năng lượng mới và tư duy mới để quốc tế hóa trong nước hay không. Để Quốc tế hóa cất cánh sẽ cần nắm bắt thời điểm, tạo mới ngôn ngữ và ý thức mới về mục đích, cũng như cam kết và sự lãnh đạo ở nhiều cấp của tố chức.
4 Hòa nhập toàn cầu và phù hợp địa phương : xem xét lại giáo dục Đại học / Janet Llieva, Vangelis Tsiligiris // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 15-17 .- 378
Bài báo này đề cập những áp lực hiện tại đối với việc cung cấp giáo dục Đại học và gợi ý những vấn đề dài hạn mà các trường Đại học và các nhà hoạch định chính sách nên xem xét. Bài báo kêu gọi tái nhận thức về giáo dục Đại học quốc tế, đưa tinh thần công dân toàn cầu thành cốt lõi. Cung cấp giáo dục theo cách như vậy nhằm mục đích gắn kết địa phương, phù hợp với toàn cầu và kỳ vọng của đội ngũ sinh viên đa dạng.
5 Chưa phải là niết bàn : hệ quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ đối với giáo dục Đại học Quốc tế / Philip G. Altbach và Hans De Wit // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 50- .- 378
Việc Donal Trump rời Nhà Trắng sẽ mang lại một số thay đổi tích cực và tức thì đối với bức tranh giáo dục Đại học của Hoa Kỳ và Quốc tế. Nhưng chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc mà Trump đại diện vẫn là một phần của thực tế ở Hoa Kỳ và ở nhiều quốc gia khác. Điều tốt nhất có thể nói được la giáo dục Đại học Quốc tế dướu thời Biden sẽ bớt thảm hại hơn dưới thời Trump và chỉ riêng điều này cũng đáng vui mừng.
6 Ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chính và phân cụm dữ liệu đánh giá kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Đại học / Lê Phước Thành // .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 91-100 .- 378
Bài báo chỉ ra những điểm mạnh, yếu về hoạt động của các trường theo các tiêu chuẩn, mối quan hệ giữa các lĩnh vực cũng như so sánh mức độ đánh giá giữa các trung tâm kiểm định với nhau. Đây là cơ sở để thực hiện việc đối sánh và cải tiến chất lượng tại cơ sở giáo dục.
7 Tự chủ tài chính khi thực hiện tự chủ đại học - Nghiên cứu tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế / Nguyễn Tài Năng // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 274-281 .- 332.1
Tự chủ đại học là sự tất yếu của giáo dục - đào tạo, và Trường Đại học Luật - Đại học Huế (Trướng DHL, ĐHH) cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để thực hiện thành công và phát triển bền vững khi chuyển đổi sang mô hình hoạt động tự chủ đại học như đã cam kết, việc xây dựng kế hoạch, công tác dự báo và có các giải pháp để tự chủ về tài chính được xem là thành tố quyết định cho sự thành công trong tự chủ đại học. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tập trung phân tích các nội dung về tự chủ tài chính, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện tự chủ đại học đối với Trường DHL, ĐHH.
8 Phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam: Thực trạng và khuyết nghị / Thái Vân Hà // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- 712 .- Tr.86 – 90 .- 332.024
Phát triển trường đại học tư thục trở thành một xu thế tất yếu, các trường đại học tư thục ngày càng khẳng định vai trò trong hệ thống giáo dục thế giới. Với chủ trương hội nhập sâu rộng, toàn diện với thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bài viết đưa ra một số quan điểm về trường đại học tư thục, đánh giá thực trạng phát triển các trường đại học tư thục tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của các trường này trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
9 Nâng cao hiệu quả tự học trong quá trình đào tạo theo tín chỉ ở Trường Đại học Giao thông Vận tải / Hoàng Hải Yến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 16-18 .- 371.018
Bài viết tập trung đề cập những vấn đề liên quan đến khái niệm tự học, sự cần thiết phải nâng cao năng lực tự học của sinh viên, đặc biệt là quan tâm đến các giải pháp nhằm nâng cao phương pháp tự học cho sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải. Từ đó thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
10 Nâng cao vị thế của giáo dục đại học Việt Nam trong ASEAN / Trần Văn Hùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 4 (89) .- Tr. 49-56 .- 327
Phân tích vị thế của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, từ đó đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao vị thế của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong ASEAN.