CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch
271 Phát triển bền vững nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng / ThS. Ngô Quang Vinh // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 12 .- Tr. 20 – 21 .- 658.3
Phân tích những chỉ số về nguồn nhân lực du lịch ở Đà Nẵng như: tăng trưởng nhân lực du lịch đạt 58.7%, vẫn thiếu hụt nhiều mặt, chênh lệch nhu cầu đào tạo tuyển dụng. Qua đó, đưa ra giải pháp nguồn lực bền vững.
272 Vấn đề mã ngành đào tạo trong giáo dục đại học và sau đại học về du lịch / PGS.TS Trần Đức Thanh // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 11 .- Tr. 27 – 28 .- 371.1
Nêu công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về các ngành nghề đào tạo.
273 Đào tạo du lịch và khách sạn ở Malaysia / TS. Phạm Hồng Long // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 11 . .- Tr. 34 – 35 .- 370.1
Nêu một số trọng điểm Malaysia hướng tới việc đào tạo du lịch và khách sạn đó là: Một môi trường tiếng Anh phổ biến, quốc tế hóa chương trình đào tạo, liên kết chặt chẽ với ngành, xây dựng chương trình đào tạo “mở”, đào tạo từ xa và xu hướng liên kết giữa các cơ sở đào tạo.
274 Người Dao ở Sapa làm du lịch / TS. Trần Hữu Sơn // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 11 .- Tr. 42 – 43 .- 910
Nêu kinh nghiệm của người Dao ở vùng núi cao Lào Cai đã phát huy lợi thế di sản văn hóa phong phú, giàu bản sắc trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và nguyên tắc khai thác di sản văn hóa trở thành sản phẩm du lịch.
275 Di sản Huế nền tảng để phát triển du lịch / TS. Phan Thanh Hải // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 11 .- Tr. 44 – 45 .- 910
Phân tích những thách thức và cơ hội đối với di sản Huế, những đặc trưng của thành phố festival Việt Nam.
276 Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Năm Định phát triển / Ths. Nguyễn Hồng Yến, Ths. Trần Thị Thanh Thủy // Tài chính .- 2014 .- Số 6 (596) tháng 6/2014 .- Tr. 96-9 .- 910
Bài viết đề cập đến việc ứng dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê trong phân tích du lịch, qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực đẩy mạnh hoạt động du lịch của Tỉnh.
277 Đào tạo chuyên ngành du lịch – khách sạn bậc cao đẳng, đại học ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, TS. Nguyễn Khánh Doanh // Du lịch Việt Nam, Số 5/2010 .- 2010 .- Tr. 51-53 .- 910
Trình bày thực trạng đào tạo chuyên ngành du lịch khách sạn ở Việt Nam: sự thiếu hụt về đội ngũ giảng viên chất lượng cao và giàu kinh nghiệm, chương trình đào tạo chưa hợp lý, cơ sở hạ tầng phục vụ giảng dạy còn nghèo nàn, lạc hậu, hạn chế của cơ chế quản lý. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch, khách sạn như: nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo, tăng cường mối quan hệ giữa ngành và nhà trường, tăng cường đầu tư.
278 Để phát triển du lịch cộng đồng đạt hiệu quả / Mai Hồng // Du lịch Việt Nam, Số 2/2010 .- 2010 .- Tr. 41-42 .- 910
Du lịch cộng đồng – hình thức du lịch hấp dẫn khách quốc tế. Phải làm cho người dân hiểu được giá trị văn hóa đang nắm giữ và họ phải được hưởng lợi trong các hoạt động du lịch.
279 Áp dụng sơ đồ Venn trong phát triển nhân lực du lịch / Nguyễn Quốc Nghi // Du lịch Việt Nam, Số 10/2009 .- 2009 .- Tr. 11-12 .- 910
Trình bày thực trạng nguồn nhân lực du lịch Cần Thơ; Giải pháp phát triển nhân lực du lịch qua sơ đồ Venn: liên kết chặt chẽ giữa Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, với các đơn vị đào tạo nghề du lịch, với các doanh nghiệp nước ngoài.
280 Du Lịch Việt Nam: Đối phó với khủng hoảng bằng kích cầu / Anh Vũ // Tạp chí Thuế Nhà nước, Số 32 + 33 - 9/ 2009 .- 2009 .- tr. 36 - 37 .- 910
Để Du lịch phát triển và vượt qua sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Ngành Du lịch Việt Nam đã khắc phục những tồn tại đang hiện hữu, như tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, hạ tầng cơ sở yếu kém, bố trí nhân sự chậm, nguồn kinh phí hạn hẹp và sự kết hợp giữa các ngành còn chưa chặt chẽ, đồng thời đưa ra các chính sách quảng bá Du lịch