CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch
1 Phát triển du lịch cộng đồng ở Lào Cai / Nguyễn Thanh Trà // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- 138-140 .- 910
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, du lịch cộng đồng được coi là loại hình mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáocủa địa phương. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động cả tích cực và hạn chế đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở Lào Cai. Do vậy, nghiên cứu phân tích một số yếu tố tác động đến du lịch cộng đồng ở Lào Cai và đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai trong thời gian tới.
2 Nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khách sạn tại Đà Nẵng / Võ Thị Thúy Hồng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 161-163 .- 910
Để xác định những yếu tố nào đang tác động đến sự hài lòng của nhân viên làm việc kháchsạn và mức độ tác động của các yếu tố đó, nghiên cứu này khảo sát thực tế lực lượng lao động đang làm việc tại các khách sạn từ 04 đến 05 sao tại TP. Đà Nẵng. Kết quả nghiêncứu chỉ ra các yếu tố tác động bao gồm: (1) Bản chất công việc; (2) Lãnh đạo; (3) Thu nhập, phúc lợi; (4) Cơ hội thăng tiến; (5) Tính đồng đội. Kết quả này có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, từ đó xây dựng các giải pháp, chiến lược trong quản trị và phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn của doanh nghiệp mình.
3 Nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho giới trẻ qua các nền tảng truyền thông số / Phạm Thanh Bình, Dương Thanh Tùng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 210-213 .- 910
Nền tảng truyền thông số đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch có trách nhiệm, mang lại nhiều lợi ích cho du khách nói chung và giới trẻ nói riêng. Du khách có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về các điểm đến du lịch có trách nhiệm, các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường và văn hóa địa phương thông qua các nền tảng truyền thông số như website, ứng dụng du lịch, mạng xã hội… Trong bối cảnh giới trẻ ngày nay sử dụng internet và các nền tảng truyền thông số một cách thường xuyên, với thời gian truy cập ngày càng cao, việc ứng dụng nền tảng truyền thông số được kỳ vọng là công cụ hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ về du lịch có trách nhiệm.
4 Phân tích mạng lưới liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng / Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Thu Phương // .- 2024 .- Số 324 - Tháng 06 .- Tr. 48-57 .- 910
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích mạng cùng với mô hình nghiên cứu của Ying (2010). Tác giả khảo sát 510 chủ thể là các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu đã đánh giá tổng thể mạng lưới liên kết du lịch tại các tỉnh, đã xác định được những chủ thể đóng vai trò là trung tâm trong mạng lưới liên kết du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động liên kết du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng trong thời gian đến.
5 Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến cơ hội phát triển làng nghề truyền thống rối nước Đào Thục / Hoàng Lệ Huyền, Phạm Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Yến Linh // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 75 – 77 .- 658
Trong những năm trở lại đây, làng nghề múa rối nước Đông Anh phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để giải quyết những thách thức này, phát triển du lịch làng nghề múa rối nước Đông Anh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Du lịch không chỉ là cơ hội để du khách khám phá và hiểu sâu về nghệ thuật múa rối nước, mà còn mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương. Việc tạo ra các chương trình du lịch đặc sắc, kết hợp giữa biểu diễn múa rối và trải nghiệm văn hóa, có thể thu hút du khách và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho những người làm nghề.
6 Phát triển du lịch địa chất - giảm nghèo cho người dân một số địa phương tại Việt Nam / Nguyễn Lan Hoàng Thảo // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 37-39 .- 910
Du lịch địa chất là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch đang nhận được sự quan tâm tích cực tại nhiều quốc gia trên thế giới, bởi lẽ phát triển du lịch địa chất mang lại lợi ích cho du khách, người dân địa phương, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương. Du lịch địa chất có điều kiện phát triển gắn với những đặc điểm địa chất tự nhiên, tại Việt Nam, loại hình du lịch này chủ yếu được phát triển tại các địa phương miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bài báo đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch địa chất góp phần giảm nghèo cho người dân tại một số địa phương tại Việt Nam.
7 Phát triển nguồn nhân lực du lịch: kinh nghiệm một số nước Châu Á và bài học cho tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Văn Hùng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 95-97 .- 658.3
Phát triển nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành du lịch trong bất kỳ quốc gia và địa phương nào. Nhân lực du lịch không chỉ là những người làm việc nền tảng, tạo ra các dịch vụ và trải nghiệm cho khách du lịch, mà còn là những đại diện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chuyển tải hình ảnh và giá trị của quốc gia, văn hóa địa phương, và chính ngành du lịch. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công trong phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia và rút ra bài học cho mình là vấn đề tất yếu của các nước cũng như các địa phương trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch của mình.
8 Phát triển kinh tế du lịch bền vững vùng Đông Nam Bộ / Trần Thu Hương, Lê Quốc Hồng Thi, Dương Thị Xuân Diệu // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 200-202 .- 910
Phát triển kinh tế du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, thông qua việc khai thác hiệu quả các nguồn lực để tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Dựa vào nguồn dữ liệu định lượng ngành Du lịch Đông Nam Bộ trong những năm gần đây và trên cơ sở các tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch bền vững nói chung, nhóm tác giả tiến hành phân tích thực trạng phát triển của kinh tế du lịch bền vững khu vực Đông Nam Bộ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch khu vực này phát triển bền vững.
9 Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang / Nguyễn Thị Thúy An, Nguyễn Hoài Thương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 13-15 .- 910
Du lịch là ngành có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang. Những năm gần đây, du lịch Kiên Giang có những bước phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh. Bài viết sau đây đưa ra phân tích về những thành tựu đạt được và những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển du lịch tại Kiên Giang, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang trong thời gian tới.
10 Đẩy mạnh phát triển du lịch tại tp. Hồ chí minh trong bối cảnh chuyển đổi số / Lý Liệt Thanh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 220-222 .- 330
Trong bối cảnh Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng như yêu cầu tất yếu cần thực hiện cam kết về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, thì kinh tế tuần hoàn được xác định là giải pháp tối ưu hướng đến một nền kinh tế xanh - tăng trưởng kinh tế hài hòa cùng lợi ích xã hội và môi trường. Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hiện nay.