CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
41 Tác động của chất lượng nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp các quốc gia khu vực ASEAN / Võ Thị Vân Khánh // .- 2022 .- Số 224 .- Tr. 84-87 .- 658

Đánh giá tác động của chất lượng nguồn nhân lực lên tài chính tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000-2020. Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy gộp, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á được nghiên cứu. Đồng thời tác động tích cực đó không có sự khác biệt giữa nhóm các nước phát triển và kém phát triển trong cùng khu vực.

42 Xem xét ý nghĩa một số tiêu chí đổi mới sáng tạo với tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Việt Đức // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 591 .- Tr. 42-46 .- 658

Bài viết sử dụng kỹ thuật đồng liên kết, nghiên cứu tìm thấy các bằng chứng đáng tin cậy về mối quan hệ lâu dài giữa đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế. Hàm ý học thuật trong việc thiết kế chính sách của nghiên cứu này là các quốc gia nên nhận ra sự khác biệt cũng như mối liên hệ trong đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế để duy trì sự phát triển bền vững của các quốc gia.

43 Tác động của tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường lên phát triển tài chính / Nguyễn Văn Chiến // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 524 .- Tr. 75 - 84 .- 330

Bài viết đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường lên phát triển tài chính. Sử dụng dữ liệu bảng tại 24 quốc gia tiêu biểu tại Châu Á trong giai đoạn 2011 - 2019, nghiên cứu đánh giá mức độ phụ thuộc chéo giữa các quốc gia, kiểm tra dừng, đồng tích hợp và phân tích hồi quy theo phương pháp sai số chuẩn Driscoll Kraay, phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi và mô hình hồi quy sai số chuẩn hiệu chỉnh.

44 Quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng Kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam và Thái Lan / Nguyễn Văn Chiến // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 1(262) .- Tr. 36-47 .- 327

Đánh giá tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp hồi quy phân vị. Sử dụng số liệu trong khoảng thời gian từ 1991 đến 2019, kết quả nghiên cứu cho rằng tồn tại mối quan hệ tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại các mức phân vị cao tại Việt Nam, nhưng không tồn tại mối quan hệ này tại Thái Lan.

45 Tác động của du lịch, phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế : nghiên cứu qua phương pháp hồi quy phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) / Nguyễn Văn Chiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 20 - 24 .- 658

Đánh giá tác động của ngành du lịch và phát triển tài chính tạo lên tăng trưởng kinh tế thực hiện trong thời gian từ 1995 đến 2020 bằng phương pháp hồi quy phân phối trễ tự hồi quy. Nghiên cứu cho rằng tồn tại tác động tích cực của ngành du lịch lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Ngoài ra, phát triển tài chính, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại không có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

46 Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 và hàm ý chính sách cho năm 2022 / Đỗ Tất Cường // Tài chính .- 2022 .- Số 770+771 .- Tr. 05-09 .- 330

Trên cơ sở đánh giá những động lực tăng trưởng kinh tế, bài viết xác định một số động lực tăng trưởng cho năm 2022 ở Việt Nam gồm: Xuất khẩu; đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhu cầu tiêu dùng nội dung.

47 Ảnh hưởng của chỉ số phức tạp kinh tế lên dấu chân sinh thái : nghiên cứu trường hợp của Việt Nam / Bùi Hoàng Ngọc, Phan Thị Liệu, Nguyễn Hữu Khôi // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 156 .- Tr. 25-35 .- 658

Bài viết ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị, kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng là tăng trưởng kinh tế làm giảm dấu chân sinh thái. Trong khi đó tăng tỷ lệ đô thị hóa lại tiêu cực đến các hệ sinh thái tự nhiên. Điểm nổi bật của nghiên cứu này là phát hiện được chỉ số phức tạp kinh tế chỉ thực sự có lợi cho dấu chân sinh thái sau ngường 67%. Do đo, nghiên cứu vừa đóng góp cho lý thuyết kinh tế cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp các cơ quan quản lý có sơ sở trong việc ban hành chính sách thúc đẩy sựu phát triển đa dạng năng lực thích ứng quốc gia, giảm dần nhu cầu tiêu dùng sinh thái, góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam.

48 Tác động của thu ngân sách đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam : bằng chứng từ hồi quy phần vị / Nguyễn Thị Hoa, Hà Thị Tuyết Minh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 157 .- Tr. 03-09 .- 330

Bài viết đánh giá thực nghiệm tác động của thu ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1988-2019 bằng cách tiếp cận hồi quy phân vị. Đề xuất một số hàm ý chính sách quan trọng cho chính phủ Việt Nam trong việc quản lý và mở rộng nguồn thu ngân sách phù hợp để phát triển kinh tế.

49 Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid -19 / Đỗ Đình Thu, Phùng Thanh Loan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 222 .- Tr. 18 - 21 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng đầu tư công của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh đầu tư công hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo.

50 Kiểm soát đại dịch Covid-19 tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Đỗ Đức Quân, Trần Thanh Tùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 603 .- Tr. 71-73 .- 330

Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 với kinh tế Việt Nam; Cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 dần được khống chế; Một số giải pháp kiểm soát dịch bệnh và tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tiếp theo.