CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
21 Phát triển bền vững và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam / Đoàn Thục Quyên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 784 .- Tr. 71 - 75 .- 330

Bài viết đánh giá tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố gồm: độ mở kinh tế; tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP; tỷ lệ đô thị hóa; lực lượng lao động; tổng chi tiêu công; đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng thu ngân sách nhà nước.

22 Ứng dụng mô hình dữ liệu tần suất hỗn hợp dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Lê Mai Trang, Hoàng Anh Tuấn, Đinh Thị Hà, Nguyễn Thị Hiên, Trần Kim Anh // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 302 .- Tr. 2-12 .- 330

Dự báo tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của các nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia trên thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các phương pháp khác nhau để dự báo tăng trưởng GDP, các phương pháp dự báo trước đây đều phân tích dựa trên bộ dữ liệu mà trong đó các biến quan sát phải đưa về cùng một tần suất, điều này có thể làm tăng sai số của ước lượng và bỏ sót những yếu tố quan trọng có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Để sử dụng đầy đủ và hiệu quả thông tin kinh tế vĩ mô và tài chính, bài báo này ứng dụng mô hình phân tích dữ liệu với tần suất hỗn hợp MIDAS và mô hình MF-VAR để dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam dựa trên bộ số liệu thu thập trong giai đoạn 2006 – 2020. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng mô hình MIDAS cho kết quả dự báo tốt so với mô hình MF-VAR.

23 Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Võ Phương Lan // .- 2022 .- Số 8(229) .- Tr. 5-9 .- 330

Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế là vấn đề mà Chính phủ và các nhà nghiên cứu kinh tế rất quan tâm nghiên cứu. Bài báo này phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2019. Nhờ vận dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ cho số liệu chuỗi thời gian, kết quả cho thấy tại Việt Nam, chi tiêu công (đại diện bởi chi tiêu công cho y tế) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (đại diện bởi GDP bình quân đầu người) cả trong ngắn hạn và dài hạn.

25 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững thúc đẩy tăng trưởng kinh tế / Tôn Thu Hiền, Lê Thu Huyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 615 .- Tr. 99 - 101 .- 330

Trong thời gian qua, các giải pháp cơ cấu lại thu ngân sách đã và đang được triển khai với các kết quả bước đầu nhất định. Tuy nhiên, cơ cấu ngân sách hiện nay còn chưa bền vững; có tác động không nhỏ tới nền kinh tế trên nhiều phương diện, cả về quy mô, phạm vi ngân sách; mức độ thuận tiện, minh bạch; về chi phí tuân thủ; về hiệu quả, hiệu lực cung cấp dịch vụ công. Việc nghiên cứu thực trạng tái cơ cấu thu ngân sách nhà nước hướng tới cân đối ngân sách bền vững về sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

26 Đô la hóa với tăng trưởng kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô : bằng chứng tại các quốc gia mới nổi châu Á / Nguyễn Thị Mỹ Linh // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 300 .- Tr. 2-12 .- 332.4

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của đô la hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô tại các quốc gia mới nổi châu Á. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1996 – 2019, với cách tiếp cận dữ liệu bảng động bằng phương pháp moment tổng quát hệ thống (System GMM-SGMM), kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, đô la hóa giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô. Đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hạn chế bất ổn vĩ mô. Ngược lại, lạm phát, thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và làm gia tăng sự bất ổn trong nền kinh tế. Từ những phát hiện của nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của đô la hóa tại các quốc gia nghiên cứu.

27 Chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong đại dịch covid - 19 / Nguyễn Văn Cương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 782 .- Tr. 46 - 50 .- 330

Bài viết phân tích cơ sở lý luận, vai trò của chính sách tài khóa phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững; đánh giá thực trạng áp dụng chính sách tài khóa; sự kết hợp của chính sách này với các chính sách khác nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tác động của đại dịch covid 19; từ đó đề xuất giải pháp và rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam khi thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng.

28 Xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới : thách thức và gải pháp / Nguyễn Thị Luyến // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 46-48 .- 658

Bài viết trao đổi thực trạng, thách thức của xuất khẩu Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất cho giai đoạn tới.

29 Tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát thải CO2 ở Việt Nam / Nguyễn Thị Cẩm Vân // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 527 .- Tr. 58-66 .- 330

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối trễ sự hồi quy ARDL để phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và công nghiệp hóa đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019, Bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách thúc đẩy tăng trưởng năng lượng và đô thị hóa nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

30 Tốc độ năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020 / Huỳnh Huy Hòa, Nguyễn Việt Quốc, Nguyễn Thị Kiều Liên // .- 2022 .- Số 148 .- Tr. 2-11 .- 330

Phân tích xu thế biến động của TFP, mức độ tăng trưởng và nhân tố tác động của TFP, bối cảnh cơ hội và thách thức đối với nâng cao năng suất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thành phố trong giai đoạn 2011-2030.