CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
31 Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa đến lượng khí thải CO2 ở Đông Nam Á / Nguyễn Thị Quý // .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 112-116t .- 330
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa đến lượng phát thải CO2 ở các nước Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa trong một giai đoạn sẽ có tác dụng làm giảm lượng phát thải CO2. Do đó cần có chính sách phát triển kinh tế bền vững, xây dựng đô thị hóa xanh trong cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn ở mỗi quốc gia.
32 Khắc phục những bất cập trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp / Nguyễn Thị Ngọc Liên, Trần Thị Thanh Hường // .- 2022 .- Số 612 .- Tr. 56 - 58 .- 330
Sau một thời gian phát triển nóng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã phát sinh các rủi ro tiềm ẩn, những vụ việc lùm xùm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp không đồng đều đã cho thấy việc cần làm là lạnh mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bởi có những lỗ hổng cần khắc phục triệt để. Đồng thời, để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, cần có các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tăng trưởng của nền kinh tế.
33 Động cơ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Lê Ngọc Phương Trâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 611 .- Tr. 126 - 128 .- 330
Bài viết làm rõ nguồn gốc tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình kế toán tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vốn là nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước nhưng việc sử dụng vốn chưa hiệu quả; tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần, thay vào đó là tỷ trọng đóng góp của công nghệ; năng suất lao động của Việt Nam còn thấp; nền kinh tế định hướng thị trường đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng hiệu quả còn thấp; cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.
34 Đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững : những vấn đề đặt ra hiện nay / Nguyễn Quang Vinh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 610 .- Tr. 102 - 104 .- 330
Thực tế cho thấy có nhiều mô hình tăng trưởng trên thế giới gắn liền với định hướng phát triển của các nền kinh tế khác nhau. Mô hình tăng trưởng trì tuệ chú trọng đầu tư vào của cải vật chất mà không đầu tư phát triển con người. Mô hình này có thể đem lại tăng trưởng cao trong ngắn hạn nhưng sau đó sẽ tuột dốc và khó tăng trưởng trở lại. Mô hình tăng trưởng thiên lệch tuy có chú trọng đến an sinh và phúc lợi xã hội song vẫn ưu tiên đều tư vật chất, kinh tế nhiều hơn. Mô hình này kéo dài sẽ dẫn đến sự phát triển méo mó, mất cân đối trong dài hạn. Mô hình tăng trưởng bền vững chú trọng đầu tư cân đối, không chỉ kinh tế mà chú trọng hơn đến nhân tố con người, cho giáo dục và y tế, tái tạo nguồn tài nguyên và năng lược sạch.
35 Kinh tế thế giới đối mặt với rủi ro tăng trưởng thấp, lạm phát gia tăng / Xuân Thanh // .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 40-44 .- 330
Tình hình lạm phát kinh tế trên thế giới; lãi suất và nợ nần tăng cao; giải pháp duy trì phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
36 Kiểm định tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia phát triển / Lê Thị Thúy Hằng, Vũ Liu Ly // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 225 .- Tr. 74 - 77 .- 658.1511
Bài viết nghiên cứu các xu hướng cơ bản việc phân bổ tổng gánh nặng thuế trong tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển giai đoạn 2000 - 2019.
37 Mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Huy Thịnh, Nguyễn Thị Việt Nga // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 225 .- Tr. 8 - 12 .- 330
Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam bằng cách sử dụng kiểm định Augmented dickey fuller, kiểm định Phillips perron, kiểm định nhân quả granger trong giai đoạn 1995 - 2019. Từ kết quả nhận được, tác giả đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến phát triển du lịch.
38 Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường – Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước ASEAN / Phạm Vũ Thắng, Bùi Tú Anh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 5-23 .- 330
Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi liệu các nước ASEAN theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế có gây ra suy thoái môi trường hay ngược lại, cải thiện môi trường theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 10 nước ASEAN trong giai đoạn 1990–2017 để phân tích định lượng mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác như: FDI, năng lượng, dân số, và đô thị hoá. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy ở toàn khối ASEAN-10, tăng trường kinh tế gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu ở từng nước cho thấy các nước như: Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar, và Cambodia đang ở nửa trái đường cong EKC, nghĩa là tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến suy thoái môi trường; các nước ASEAN còn lại đã ở nửa phải đường cong, nghĩa là tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện môi trường.
39 Trao đổi về phân tích tình hình tăng trưởng tài chính của tập đoàn kinh tế / Nguyễn Trọng Thản, Phạm Thị Quyên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 224 .- Tr. 5-8 .- 330
Nêu ra chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng tài chính của tập đoàn kinh tế; vận dụng phân tích tình hình tăng trưởng tài chính của Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2016-1020.
40 Hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam / Nguyễn Quốc Khánh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 224 .- Tr. 22-25 .- 332.1
Bài viết chỉ ra những nguyên nhân, bất cập trong việc sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian tới.