CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
11 Huy động nguồn lực tài chính từ đầu tư trực tiếp nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Văn Mạnh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 10(231) .- Tr. 19-23 .- 332.1
Bài viết này chủ yếu đề cập đến thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho mục tiêu tăng truởng kinh tế và từ đó đề xuất hàm ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
12 Mối quan hệ giữa tiêu thụ dùng năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Việt Trung // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 9-14 .- 330
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thụ dùng năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới từ 1990-2018 bằng mô hình tự hối quy phân phối trễ. Kết quả cho thấy, cả trong ngắn hạn và dài hạn tiêu dùng năng lượng tái tạo đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, để có tăng trưởng bền vững, đầu tư tiêu dùng năng lượng tái tạo là một kênh cần được chính phủ quan tâm.
13 Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh té : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Trần Thị Diện, Lê Thị Thúy Hằng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 15-20 .- 330
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra tác động cân bằng ngắn hạn và dài hạn chung giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Tác động nợ công ghi nhạn những hiệu ứng tích cực và những hiệu ứng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nợ công có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng khi nợ công gia tăng vượt một ngưỡng xác định thì sẽ trở thành gánh nặng, có những hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế.
14 Tác động của kiều hối, thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á / Phạm Thanh Truyền, Hồ Thủy Tiên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 88-92 .- 332.1
Bài viết nghiên cứu tác động của kiều hối, thể chế đến tăng trưởng kinh tế (TTKT) của các quốc gia đang phát triển Châu Á, ngoài ra nghiên cứu xem xét vai trò thể chế của các quốc gia này trong mối quan hệ giữa kiều hối và TTKT. Tác giả hồi quy tuyến tính với kỹ thuật xử lý SGMM, với 39 quốc gia Châu Á giai đoạn 2002-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tiêu cực đến TTKT; ngoài ra tác động của kiều hối còn bị chi phối bởi thể chế các quốc gia.
15 Đánh giá tác động của FDI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua mô hình ước lượng / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 5 (201) .- Tr. 40-50 .- 330
Trên cơ sở các số liệu thống kê, tác giả phân tích thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo và đánh giá tác động của FDI ngành công nghiệp chế biến chế tạo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp góp phần đẩy mạnh việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhằm gia tăng sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
16 Lý thuyết về tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu tại Đông Nam Bộ / Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Thanh Tú // .- 2022 .- Số 781 .- Tr. 66-68 .- 330
Bài viết hệ thống lại cơ sở lý thuyết, phân tích thực nghiệm trong trường hợp Đông Nam Bộ. Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng có thể coi là công cụ hiệu quả để chống lại suy thoái và đẩy nhanh sự phục hồi của nền kinh tế. Do đó nghiên cứu tính khả thi của các dự án cơ sở hạ tầng và những tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế là cấp thiết.
17 Nền tảng tạo đà cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Nguyễn Thanh // .- 2022 .- Số 285 .- Tr. 45-47 .- 330
Trong bối cảnh còn nhiều trở ngại, kinh tế Việt Nam 6 tháng qua vẫn khởi sắc ở hầu hết các ngành, linh vực. Một số ngành thậm chí có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 như công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, tiêu dùng. Dù còn nhiều trở ngại song kết quả khả quan cho phát triển kinh tế những năm 2022 và 2023.
18 Tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và những vấn đề đặt ra / Đoàn Thục Quyên // .- 2022 .- Số 783 .- Tr. 28-30 .- 330
Phân tích những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và hàm ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
19 Tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2020 / Phạm Thành Công // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 7(530) .- Tr. 45-54 .- 330
Phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế với hai yếu tố chính là điện và dầu lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2020, sử dụng phương pháp đồng liên kết, nhân quả Granger và véctơ trễ tự hổi quy. Kết quả cho thấy, cả trong dài hạn lẫn trong ngắn hạn, tiêu thụ điện có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, những tiêu thụ dầu có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng.
20 Chính sách tài khóa : điểm tựa cho phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Trương Bá Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 784 .- Tr. 10 - 14 .- 330
Để ứng phó với những tác động bất lợi trong và sau dịch Covid 19 cùng những biến động địa chính trị toàn cầu, các quốc gia trên thế giới liên tục đưa ra các biện pháp để vừa ổn định tình hình kinh tế, vừa tạo ra các động lực cho nền kinh tế phục hồi trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong các giải pháp này, không thể thiếu vai trò quan trọng của chính sách tài khóa. Nhiều giải pháp tài khóa chưa có tiền lệ đã được các quốc gia trên thế giới xây dựng, triển khai thực hiện trong những năm vừa qua và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này.