CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
231 Tác động phi tuyến của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương / Nguyễn Vũ Hùng, Phạm Đức Anh // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 238 tháng 4 .- Tr. 22-29 .- 330
Bài viết nghiên cứu cơ chế tác động phi tuyến của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế. Sử dụng kỹ thuật ước lượng SGMM của Arellano và Bond (1991) và bộ dữ liệu mảng cho 30 quốc gia đang phát triển Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 1996 - 2015, nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ phi tuyến tính dạng chữ U giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, kiều hối có thể làm suy giảm tăng trưởng trong giai đoạn đầu, nhưng về sau sẽ thúc đẩy tăng trưởng trở lại. Điều này xảy ra do ban đầu kiều hối có thể được dành cho tiêu dùng, đầu tư không sinh lời. Sau khi vượt qua nhu cầu tiêu dùng, kiều hối sẽ dần hướng vào các khu vực sinh lời tốt hơn.
232 Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế đến phát thải CO2 ở Việt Nam- Tiếp cận qua mô hình ARDL / Lê Trung Thành, Nguyễn Đức Khương // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 238 tháng 4 .- Tr. 30-40 .- 332
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tác động của những nhân tố chính trong quá trình tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam? Mô hình tự hồi quy trung bình trượt (ARDL) được sử dụng để đánh giá tác động theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) và giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm (PHH) trong thời gian 1990-2011. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính và độ mở thương mại ảnh hưởng cùng chiều lên lượng phát thải CO2, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động ngược chiều trong ngắn hạn. Ngoài ra, tác giả không tìm thấy bằng chứng về việc tham gia ASEAN sẽ gây tác động xấu tới môi trường. Điều này ủng hộ tính hợp lệ của giả thuyết EKC và PHH tại Việt Nam cũng như đề xuất sử dụng năng lượng xanh, áp dụng các biện pháp và chính sách thương mại liên quan đến tăng cường bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững.
233 Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế / PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo, ThS. Đinh Thị Thanh Long // Ngân hàng .- 2017 .- Số 7 tháng 4 .- Tr. 2-9 .- 330.124
Tập trung phân tích những tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở gốc độ vĩ mô trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực; từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm sử dụng kiều hối có hiệu quả để phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.
234 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp một số nước châu Phi phụ thuộc vào tài nguyên / TS. Trần Thị Lan Hương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2017 .- Số 02 (138) .- Tr.29 – 40 .- 330
Trình bày một số bài học kinh nghiệm rút ra từ một số nước châu Phi giàu có về tài nguyên và đưa ra kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
235 Những hệ lụy của mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên ở một số nước châu Phi / Trần Thị Lan Hương // .- 2017 .- Số 01 (137) .- Tr.16 – 27 .- 330
Phân tích các quan điểm đang gây tranh cãi dưới đây bằng những nghiên cứu kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên một số nước châu Phi như: Tài nguyên không mang lại sự thịnh vượng kinh tế về lâu dài; FDI tập trung vào các nước giàu tài nguyên nhưng không gắn với chuyển giao công nghệ; Tài nguyên không mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế; Mối quan hệ thuận chiều giữa sự giàu có về tài nguyên và tham nhũng ở các nước châu Phi trong quá trình phát triển kinh tế; “Lời nguyền tài nguyên” trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước châu Phi;…
236 Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình chuyểnđổi mô hình tăng trưởng / ThS. Nguyễn Thị Xuân, ThS. Phạm Thùy Dương // Tài chính .- 2017 .- Số 653 tháng 3 .- Tr. 12-14 .- 330
Trình bày vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế, định hướng và giải pháp phát triển ngành dịch vụ.
237 Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Trần Thị Thùy Trang // Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 490 tháng 3 .- Tr. 78-80 .- 330.124
Trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua; một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.
238 Tăng trưởng một số ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011- 2016: Những bất cập và khuyến nghị / Trần Thị Vân Hoa // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 237 tháng 3 .- Tr. 2-9 .- 330.124
Bài viết phân tích những bất cập trong tăng trưởng một số ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Bài viết cho rằng, để khắc phục những bất cập và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo các tiêu chí nước công nghiệp, Việt Nam cần tăng cường nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ cao đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao; kết hợp giữa sự nỗ lực của doanh nghiệp và sự hỗ trợ nhà nước để nâng cao trình độ công nghệ, nâng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nói riêng; tăng cường liên kết doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của công nghiệp chế biến.
239 Tác động của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế / Võ Xuân Vinh, Võ Văn Phong // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 237 tháng 3 .- Tr. 10-20 .- 330.124
Bài báo này sử dụng dữ liệu của 102 quốc gia, giai đoạn 2000-2013 để xem xét mối quan hệ giữa yếu tố độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng xem xét mối quan hệ này dưới sự kiểm soát các yếu tố vĩ mô khác như đầu tư, tăng trưởng dân số, lạm phát, chi tiêu chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP bình quân đầu người đầu kì, tín dụng và các yếu tố thể chế. Kết quả cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa yếu tố độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, kết quả hồi quy của các biến tương tác cho thấy hiệu ứng tăng trưởng do mở rộng hội nhập thương mại trở nên mạnh hơn trong điều kiện quy mô vốn đầu tư cố định cao hơn, GDP bình quân đầu người cao hơn, mức độ kiểm soát tham nhũng tốt hơn. Ngược lại, hiệu ứng tăng trưởng do mở rộng hội nhập thương mại trở nên yếu hơn trong điều kiện tăng trưởng dân số nhanh hơn, quy mô tín dụng lớn hơn, tính pháp quyền tốt hơn.
240 Nghịch lý của John Naisbitt và sự phát triển của kinh tế Việt Nam năm 2016 / TS. Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 2(465) tháng 2 .- Tr. 10-17 .- 330.597
Không đi sâu vào phân tích những điểm nghẽn phát triển như những đánh giá trước đó, bài viết nhận định một số điểm nhấn phát triển mang tính nội lực của Việt Nam trong năm 2016 nhưng cũng là những minh chứng biểu hiện quan điểm phát triển trong một thế giới nhiều nghịch lý.