CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
221 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai / PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu // Ngân hàng .- 2017 .- Số 17 tháng 9 .- Tr. 2-7 .- 330.959 791

Mô hình tăng trưởng bền vững từ kinh nghiệm thế giới; Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn; Kết luận.

222 Mô hình phân tích mối quan hệ của thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2015 / Hồ Đắc Nghĩa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 498 tháng 7 .- Tr. 119-120,123 .- 382.071

Bài viết sử dụng các công cụ định lượng để phân tích mối quan hệ của thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2015, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy thương mại quốc tế hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững đến năm 2020.

223 Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng công nghiệp địa phương: Trường hợp thành phố Cần Thơ / Phan Đình Khôi, Nguyễn Thị Dân // .- 2017 .- Số 242 tháng 8 .- Tr. 80-88 .- 330

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành công nghiệp theo hướng giảm khu vực kinh tế nhà nước đồng thời tăng khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tại Cần Thơ có tác động trực tiếp đến tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2004 -2014. Trong đó, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực tư nhân đóng góp tích cực nhất đến tăng trưởng năng suất lao động. Bên cạnh đó, tăng trưởng lao động có tác động tích cực hơn đến tăng trưởng giá trị công nghiệp so với đầu tư nguồn vốn, điều này chứng tỏ các ngành công nghiệp chiếm dụng lao động vẫn còn đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên, mức tác động của tăng trưởng lao động đến tăng trưởng của ngành công nghiệp chỉ ở mức gia tăng giá trị sản xuất hơn là năng suất lao động ngành.

224 Nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế / Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Hồ Thị Thanh Hằng // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 4-24 .- 330.124

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế/ Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Hồ Thị Thanh Hằng// Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 4-24. Nội dung: Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi liệu rằng các hoạt động đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp có tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không? Và ngược lại, tăng trưởng kinh tế có tạo điều kiện cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn không? Với mẫu dữ liệu của 30 quốc gia trong giai đoạn 2004–2014, bằng phương pháp hồi quy FEM và GMM, nghiên cứu cho thấy tinh thần khởi nghiệp và sự đổi mới có tương quan tích cực đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời tăng trưởng kinh tế cũng có tác động phản hồi ngược lại lên sự đổi mới và tinh thần khởi nghiệp.

225 Tiêu thụ điện năng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Phương pháp ARD / Đinh Thị Thu Hồng, Huỳnh Thái Huy & Lê Thị Kim Loan // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 64-88 .- 330.124

Quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá ở các quốc gia cho thấy tầm quan trọng ngày một gia tăng của các yếu tố năng lượng. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở VN giai đoạn 1986‒2014. Bằng phương pháp kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto và hồi quy phân phối trễ ARDL, kết quả thực nghiệm cho thấy việc tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nghiên cứu phát hiện mối quan hệ nhân quả một chiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ hai chiều giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế, ủng hộ cho giả thuyết feedback. Từ khoá: Tiêu thụ điện năng; Tăng trưởng kinh tế; ARDL; Toda-Yamamoto

226 Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa hội nhập tài chính quốc tế, hội nhập thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế / Võ Xuân Vinh & Võ Văn Phong // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 24-43 .- 330.124

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố hội nhập tài chính quốc tế, hội nhập thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế và vai trò của yếu tố thể chế đối với mối quan hệ này. Nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu của 19 quốc gia mà phần lớn là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), giai đoạn 2005–2014 với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy việc mở rộng hội nhập tài chính quốc tế và hội nhập thương mại quốc tế giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Ngược lại, các yếu tố về thể chế như tính pháp quyền và mức độ kiểm soát tham nhũng không tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hoàn thiện thể chế là điều kiện để có thể tận dụng được tốt hơn cơ hội tăng trưởng từ việc mở rộng hội nhập tài chính quốc tế, hội nhập thương mại quốc tế.

227 Vấn đề then chốt trong xây dựng đặc khu kinh tế tại Việt Nma trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Quang Tùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 495 tháng 6 .- Tr. 4-7 .- 330.124

Phân tíc nhu cầu và các quan điểm giải pháp để thực hiện chủ trương này, nhất là đổi mới tư duy phát triển; xây dựng thể chế kinh tế vượt trội tầm quốc tế vượt lên các quy định hiện hành; sử dụng mọi nguồn lực công ư, trong và ngoài nước, với các nhà đầu tư chiến lược.

228 Việc làm phi chính thức đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 495 tháng 6 .- Tr. 40-42 .- 330.124

Phân tích và đánh giá về những tác động của việc làm phi chức thức đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, qua đó đưa ra một số gợi ý nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc làm trong khu vực này.

229 Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia ASEAN / TS. Lê Thanh Tùng, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thá // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 5 (206) .- Tr. 3 – 12 .- 306

Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp FEM và REM với dữ liệu bảng nhằm làm rõ sự tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia 7 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1990 – 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối đã làm tăng sản lượng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN. Bên cạnh đó, kết quả cũng khẳng định với đầu tư trong nước đã đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản lượng tại các quốc gia trong khu vực trong thời kỳ nghiên cứu.

230 Tác động của viện trợ phát triển đến tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam / Đặng Văn Dân, Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Đức Bình // Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 492 tháng 4 .- Tr. 17-19 .- 330

Phân tích tác động của viện trợ phát triển đến tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trong giai đoạn 1993-2015. Bằng cách tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy, nghiên cứu kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa viện trợ phát triển và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp kiểm định đường bao. Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến viện trợ phát triển tại VN nằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.