CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
211 Đo lường tăng trưởng bao trùm: Tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp ở Việt Nam / Phạm Thế Anh, Nguyễn Đức Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 244 tháng 10 .- Tr. 13-24 .- 330.959 791

Bài viết này nhằm đo lường tăng trưởng bao trùm thông qua đường cong tập trung và hàm cơ hội xã hội sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây. Kết quả tính toán chỉ ra rằng, tăng trưởng trong khu vực doanh nghiệp chưa thực sự có tính bao trùm. Đóng góp và hưởng thụ thành quả từ tăng trưởng chủ yếu thuộc về một số ít các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, cơ hội kinh tế trung bình có thể gia tăng nhưng tình trạng bất bình đẳng trong phân bổ cơ hội giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn lại không được cải thiện. Ở góc độ chính sách, các kết quả này hàm ý Việt Nam cần có những chính sách phát triển hướng tới các nhóm doanh nghiệp nhỏ và yếu thế.

212 Tác động của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên / Hoàng Thị Thu, Trần Quang Huy // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 244 tháng 10 .- Tr. 58-65 .- 330

Đánh giá tác động của vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp lên tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên thông qua phương pháp hạch toán tăng trưởng. Kết quả chỉ ra rằng, yếu tố có đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2006- 2016 là vốn đầu tư với 68,45%. Lao động có việc làm của tỉnh Thái Nguyên cũng đã có đóng góp tương đối ổn định vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù có mức độ tăng trưởng không ổn định, yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP cũng đã duy trì đóng góp của mình trong tăng trưởng GDP với mức trung bình chung của cả giai đoạn 2006- 2016 là 18,82%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế còn thấp và cần phải cải thiện trong tương lai.

213 Tăng trưởng kinh tế ở CNDCND Lào giai đoạn 2006-2015 và khuyến nghị / Kethnalong LUANGDETHMIXAY // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 503 tháng 10 .- Tr. 20-22 .- 330.9597

Tình hình tăng trưởng kinh tế ở CNDCND Lào giai đoạn 2006-2015; Một số khuyến nghị cho tăng trưởng kinh tế ở CNDCND Lào giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến 2030.

214 Vận dụng mô hình hồi quy VECM để phân tích hiệu quả đầu tư công gắn với tăng trưởng kinh tế / Phạm Minh Hóa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 503 tháng 10 .- Tr. 26-28 .- 330.959 791

Sử dụng mô hình hồi quy VECM nhằm phân tích hiệu quả đầu tư công gắn với thực hiện tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công có mối quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế của VN, trên cơ sở phân tích đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công tại VN, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

215 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế tăng thêm của các doanh nghiệp niêm yết / TS. Hà Văn Dũng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 666 tháng 10 .- Tr. 48-50 .- 330.959 791

Tập trung vào phân tích, định lượng hóa tác động của các yếu tố đến EVA các DN niêm yết taaij Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2016.

216 Các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế / Vũ Việt Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 501 tháng 9 .- Tr. 64-66 .- 330.959 791

Trình bày lý thuyết tăng trưởng cổ điển, tăng trưởng kinh tế của Karl Marx, J.Keynes và mô hình Harrod-Domar, Tân cổ điển và mô hinhgf tăng trưởng của Robert Solow, tăng trưởng nội sinh và mô hình Lucar.

217 Tác động từ vốn đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tư nhân ở Tây Nguyên- Trường hợp tỉnh Đắk Nông / Bùi Quang Bình // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 243 tháng 9 .- Tr. 90-96 .- 330.959 791

Đầu tư công luôn là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Bài viết này tập trung phân tích tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tư nhân và rút ra những hàm ý trong việc phát huy vai trò của nguồn đầu tư này. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng. Các số liệu được sử dụng chủ yếu từ niên giám thống kê của Tỉnh. Kết quả cho thấy đầu tư công có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tư nhân, đã không tạo ra tác động lấn át đầu tư tư nhân ở tỉnh Đắk Nông.

218 Giải pháp cải tiện nền quản trị quốc gia, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới / Nguyễn Quang Thuấn // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 8 (471) tháng 8 .- Tr. 3-10 .- 330

Chỉ ra nguên nhân cơ bản những thể chế nền tảng của kinh tế thị trường - tuy được nhận thức khá đầy đủ nhưng việc vận dụng vẫn chưa mang lại kết quả rõ rệt - là Việt Nam vẫn chưa thiết lập được một môi trường quản trị quốc gia phù hợp và hiện đại và đưa ra một số định hướng cải thiện mạnh mẽ nền quản trị đất nước.

219 Đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Phạm Quang Tín // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 8 (471) tháng 8 .- Tr. 11-21 .- 330.959 791

Phân tích chi tiết mức độ đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, so sánh hiệu quả sản xuất của từng nhóm ngành kinh tế để luận giải vai trò của từng nhóm ngành kinh tế trong tăng trưởng kinh tế; từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách trong việc định hướng phát triển các nhóm ngành kinh tế cho phù hợp với mức độ đóng góp đó.

220 Quản trị công, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển / Trần Trung Kiên & Sử Đình Thành // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 6 tháng 6 .- Tr. 5-20 .- 658

Nghiên cứu này hướng đến phân tích vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế với mẫu dữ liệu về 66 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1998–2016. Thông qua ước lượng bằng phương pháp GMM, nghiên cứu đã phát hiện quản trị công làm cải thiện hiệu ứng tăng trưởng kinh tế của các thành phần chi tiêu công. Phát hiện đáng quan tâm của nghiên cứu là quản trị công làm gia tăng tác động của chi đầu tư lên tăng trưởng kinh tế; thêm vào đó, sự khác biệt về thể chế chính trị cũng có vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa chi tiêu công, quản trị công, và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển.