CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 / Đỗ Tất Cường // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 6 - 10 .- 332

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều điểm tích cực, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt việc sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế nước ta đã bộc lộ một số điểm hạn chế cố hữu. Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, bài viết đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch và tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế của những tháng tiếp theo năm 2023 và trong năm 2024.

2 Vai trò của thể chế và độ mở thương mại đối với mức tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam / Nguyễn Việt Hồng Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 31 - 35 .- 330

Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của thể chế và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại Việt Nam thông qua kỹ thuật hồi quy phân vị trên dữ liệu bảng của 63 tỉnh, thành phố của nước ta trong giai đoạn 2010-2020. Kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố chịu sự tác động của thể chế và độ mở thương mại khác nhau tùy theo mức tăng trưởng kinh tế ở từng phân vị. Các địa phương có mức tăng trưởng kinh tế thuộc phân vị càng cao thì mức độ tác động của thể chế và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế càng mạnh. Ngược lại, đối với các tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng kinh tế thuộc phân vị thấp thì mức độ tác động của thể chế và độ mở thương mại luôn yếu hơn. Qua đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách về cải thiện chất lượng thể chế và phát triển độ mở thương mại nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố.

3 Tác động của một số nhân tố vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Đào Văn Hùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 5 - 8 .- 330

Bài viết nghiên cứu tác động của một số nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 1991-2020 bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất và hồi quy phân vị thông qua các công cụ như cung tiền, nợ công, lãi suất đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ việc sử dụng hồi quy phân vị để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố của chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sẽ xác định được những tác động có thể xảy ra ở các phân vị khác nhau. Các phân vị của các biến trong nghiên cứu có thể sử dụng trong việc xây dựng các ngưỡng trong điều hành chính sách của Chính phủ, đặc biệt trong việc phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa.

4 Tác động của chỉ số cạnh tranh và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Hồ Thủy Tiên, Nguyễn Lâm Sơn // .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 9 - 14 .- 330

Nghiên cứu đánh giá tác động trực tiếp của chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ của PCI và FDI đến tăng trưởng kinh tế tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020 bằng phương pháp hồi quy GMM hệ thống. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, với kết quả PCI và FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

5 Tác động của chuyển đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam / Phạm Thị Lý, Nguyễn Thanh Trọng, Nguyễn Thị Đông // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 53-67 .- 330

Nghiên cứu xây dựng hàm hồi quy mô tả các nhân tố cơ cấu nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ước tính mối liên hệ giữa những thay đổi về cơ cấu tuổi dân số với tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Ngoài yếu tố về kinh tế như tỷ lệ tiết kiệm, độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi và tỷ lệ phụ thuộc trẻ cũng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ phụ thuộc già, tỷ lệ lao động trẻ và vốn con người vẫn còn là gánh nặng cho tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2020.

6 Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Thị Tuyết // Tài chính .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 50-53 .- 658.15

Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu nhờ vào việc huy động thành công các nguồn lực tài chính và các nguồn lực lao động, tài nguyên để đầu tư sản xuất kinh doanh. Bài viết tập trung phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.

7 Phát triển kinh tế xanh : kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam / Đoàn Thị Cẩm Thư // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 50-56 .- 330

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để khái quát thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, đồng thời tập trung hệ thống hóa kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế xanh tai Mỹ, Đan Mạch, Hàn Quốc và Singapore. Qua đó, đưa ra một số bài học cho cơ quan quản lý Nhà nước trong qua strinhf thực hiện phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.

8 Tác động của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Cai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 19(604) .- Tr. 38-43 .- 332.12

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ tác động của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2001-2020 ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, tín dụng biến động cùng chiều và tác động đến với tăng trưởng kinh tế song với mức độ ảnh hưởng không cao.

9 Từ chính sách kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng dài hạn / Phạm Thế Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 23 - 37 .- 338

Trình bày khung cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với tăng trưởng trong dài hạn. Tiếp theo thực trạng tài khóa và tiền tệ sẽ được khảo sát và đánh giá nhằm chỉ ra những tồn tại và thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới. Cuối cùng, một số khuyến nghị đối với các định hướng chính sách tài khóa và tiền tệ quan trọng nhằm hướng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

10 Tác động của độ mở thương mại và vốn con người đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Đăng Hiễn, Phạm Thị Ngọc Sương // .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 38 - 49 .- 330

Bài viết nghiên cứu tác động của độ mở thương mại, vốn con người đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn độ mở thương mại và vốn con người không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, trong ngắn hạn độ mở thương mại có tác động âm còn vốn con người có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị gợi mở hàm ý chính sách phù hợp cho điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ khóa: