CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng
141 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản nhằm đối phó với khủng hoảng nợ xấu giai đoạn 1990-2005 và hàm ý cho Việt Nam / Phan Thị Thu Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 40-42 .- 332.12
Bài viết phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Nhật Bản đối phó với cuộc khủng hoảng nợ xấu giai đoạn từ 1990 đến 2005 dưới góc nhìn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại của Nhật Bản, từ đó đưa ra một số hàm ý về các giải pháo trong quá trình tái cơ cấu nhằm lành mạnh hơn hoạt động hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
142 Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với các ngân hàng Việt Nam / Phạm Thị Phương Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.43 - 45 .- 332.04
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, tác động đến mọi mặt trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Mặc dù không nằm trong 9 khu vực, lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng làn sóng công nghệ mới này cũng đang tạo ra những thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.
143 Ngăn ngừa, xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở CHDCND Lào: Thực trạng và giải pháp / KhamKiew Phandavong // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.149 - 151 .- 332.04
Xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng gắn liền với việc lành mạnh hoá tài chính nói chung và tăng vốn tự có để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại là nhiệm vụ đặt ra với tất cả các ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại ở CHDCND Lào nói riêng. Bài viết khái quát thực trạng ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở CHDCND Lào và đề xuất một số định hướng trong công tác quản lý nợ xấu trong thời gian tới.
144 Nghiên cứu sự biến đổi của sản phẩm dịch vụ ngân hàng thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 / Đoàn Thị Hồng Nga // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.83 – 85 .- 332.04
Cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo mang lại những tác động tích cực, tạo cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Công nghệ số, công nghệ gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ chi nhánh quầy giao dịch, ATM vật lý sang số hoá, mà còn giúp ngân hàng tương tác hiệu quả với khách hàng ... Cấu trúc sản phẩm, dịch vụ các ngân hàng thương mại từng bước thay đổi theo hướng tiện ích và hiện đại ... Để giúp các ngân hàng thương mại cung ứng nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ hiện đại, phù hợp với nền kinh tế số, bài viết nghiên cứu những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến dịch vụ sản phẩm và nhận diện các cơ hội thách thức của hệ thống ngân hàng, từ đó đề xuất giải giúp hệ thống ngân hàng phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0.
145 Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020: một số khuyến nghị / Cấn Văn Lực // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 18 .- Tr. 64-71 .- 332.12
Phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam, đưa ra đánh giá về triển vọng đến hết năm 2020 cùng một số khuyến nghị chính sách.
146 Yếu tố tạo động lực việc làm cho nhân viên các ngân hàng thương mại / Tăng Đình Sơn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 713 .- Tr.37 – 39 .- 332.04
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đem lại thành công cho doanh nghiệp. Thậm chí, theo các chuyên gia, kể cả khi chúng ta đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phụ thuộc khá nhiều vào máy móc thì vai trò quyết định của con người không thể phủ nhận. trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn nhân lực quyết định đến sự ổn định và phát triển của ngân hàng và an toàn của hệ thống ngân hàng. Việc tạo động lực việc làm cho người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh canh tranh ngày càng khốc liệt.
147 Hoạt động ngân hàng kế từ khi Việt Nam gia nhập WTO: tiếp cận thông qua các nhân tố CAMELS / Nguyễn Hoàng Diệu Hiền, Đặng Văn Dân // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 22-29 .- 332.12
Bài viết mô tả sự phát triển của các chỉ số đánh giá đặc điểm nội tại theo CAMELS tròn hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2007- thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và từ đó đưa ra những phân tích dựa trên các chỉ số này để cho thấy chúng hữu ích như thế nào đối với việc đánh giá tình hình ngành ngân hàng ở Việt Nam.
148 Bài toán tăng vốn ngân hàng thời kỳ hậu Covid-19 / Đỗ Hoài Linh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 14 .- Tr. 20-23 .- 332.12
Trình bày CAR và vấn đề tăng vốn trong ngân hàng; những rủi ro mà ngân hàng và nền kinh tế phải đối mặt nếu không tăng được vốn, Biện pháp thúc đẩy tăng vốn cho các NHTM Việt Nam thời hậu COVID-19.
149 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh / Huỳnh Khả Ái // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 76-78 .- 658
Trên cơ sở vận dụng lí thuyết hành động hợp lí (TRA), thuyết hành vi kiểm soát cảm nhận (TPB), kế thừa mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến tác động: Nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự tín nhiệm, chuẩn chủ quan, cảm nhận sự thuận tiện, cảm nhận rủi ro, thái độ và các biến định tính như: giới tính, độ tuổi, dân tộc, đã từng sử dụng máy ATM hay chưa. Để phân tích độ tin cậy và các giá trị của đo lường, nghiên cứu sử dụng mô hình với số lượng mẫu nghiên cứu gồm 193 phiếu khảo sát thu thập từ người hưởng lương hưu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy được độ tin cậy và giá trị của các đo lường với sự phù hợp của mô hình nghiên cứu giải thích bởi các biến: Cảm nhận sự thuận tiện, Cảm nhận rủi ro, Thái độ, Chuẩn chủ quan, Giới tính và Dân tộc.
150 Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đem lại sự hài lòng cho khách hàng tại BIDV Bình Dương trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 / Nguyễn Thị Diên, Lưu Anh Tú, Võ Xuân Sơn // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 189 .- Tr. 39-41, 60 .- 332.12
Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Theo đó, công tác quản lý nhà nước, quản lý trong các doanh nghiệp cần phải luôn cải cách, hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ, trong đó phải kể đến chất lượng dịch vụ ngành ngân hàng ngày càng được chú trọng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thì cần phải nghiên cứu yếu tố nào tác động bên trong hai bên ngoài, mức độ tác động đến đâu để giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng dịch vụ của mình, điều này đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay.