CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Kiêng kị ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn

Tác giả: Trần Văn Tiếng, Nguyễn Thị Kim Ngọc
Số trang: Tr. 19-25
Số phát hành: Volume 8 (N1) - Tháng 9
Kiểu tài liệu: Tạp chí trong nước
Nơi lưu trữ: 03 Quang Trung
Mã phân loại: 495.78
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Tiếng Hàn, tiếng Việt, kiêng kị ngôn ngữ, giao tiếp, từ ngữ kiêng kị, cấm kị, uyển ngữ
Tóm tắt:

Kiêng kị ngôn ngữ (language taboo) là hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Biểu hiện của hiện tượng này là trong khi giao tiếp, người ta cần kiêng kị, cần tránh nói ra những từ ngữ có thể làm người nghe bị xúc phạm, khó chịu. Những từ ngữ kiêng kị khi dùng có thể làm cho cuộc thoại chuyển sang hướng tiêu cực, bất lợi, do vậy người ta cần phải nói tránh đi bằng cách sử dụng một từ ngữ khác. Kiêng kị ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ khá phức tạp có liên quan đến các yếu tố văn hóa dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Việc tránh dùng những từ ngữ kiêng kị thể hiện cách ứng xử ngôn từ trong các tình huống giao tiếp. Tìm hiểu từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn giúp ta thấy được những điểm tương đồng và dị biệt về văn hóa dân tộc, về cách sử dụng từ ngữ thay thế các từ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn, tránh được những "cú sốc văn hóa” khi giao tiếp.

Tạp chí liên quan