CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh--Phổi
21 Chẩn đoán căn nguyên nốt đơn độc ở phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Lê Hoàn, Vũ Văn Giáp, Đinh Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Khánh Chi, Lê Minh Hằng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 123-130 .- 610
Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên nốt đơn độc phổi, từ đó giúp các bác sĩ lâm sàng có thêm kinh nghiệm trong việc đưa ra quyết định quản lý theo dõi các tổn thương này nhằm chẩn đoán và điều trị kịp thời các nốt phổi gợi ý ác tính và tránh những can thiệp không cần thiết với các nốt phổi đơn độc có tính chất lành tính. Nốt đơn độc ở phổi được định nghĩa là tổn thương đơn độc trên X quang phổi với kích thước <=3cm, xung quanh là nhu mô phổi lành không gây xẹp phổi, không kèm hạch trung thất hay tràn dịch màng phổi. Đây là dạng tổn thương phổi khá thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân lành tính bao gồm: u lao, harmatoma, hạch lympho tại phổi, sarcoidosis, u nấm. Các căn nguyên ác tính gồm: ung thư phổi, ung thư di căn phổi, u lympho…
22 Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại hai công ty và một số yếu tố liên quan ở Đồng Nai năm 2020 / Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Thị Mai Hương, Ngô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Lê Thị Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 401-409 .- 610
Trình bày thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại hai công ty và một số yếu tố liên quan ở Đồng Nai năm 2020. Bụi trong môi trường lao động là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh đường hô hấp cấp tính và mạn tính cho người lao động. Bệnh bụi phổi silic là bệnh xơ hóa phổi do hít phải silic tự do, bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người lao động sản xuất vật liệu xây dựng do không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm bệnh, đinh hướng cho ban lãnh đạo các công ty và các cơ quan quản lý đề ra những chính sách phù hợp bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
23 Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện phổi Trung ương năm 2020 / Khương Văn Duy, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Quỳnh, Phan Mai Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 417-424 .- 610
Mô tả rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện phổi Trung ương năm 2020. Bụi phổi silic là bệnh bụi phổi nghề nghiệp xảy ra do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các tổn thương dạng nốt ở phổi. Cho đến nay, bệnh bụi phổi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh tiến triển theo thời gian gây hiện tượng xơ hóa phổi không hồi phục. Công nhân mắc bệnh bụi phổi thường dễ mắc các bệnh như lao, tâm phế mạn, suy hô hấp. Đánh giá rối loạn chức năng hô hấp có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán mức độ bệnh, giúp chẩn đoán, điều trị hợp lý, theo dõi tiến triển và tiên lượng bệnh bụi phổi silic.
24 Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim X-quang phổi và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc với bụi silic tại Phú Yên năm 2020 / Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Khương Văn Duy, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Thị Mai Hương, Tạ Thị Kim Nhung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 300-307 .- 610
Trình bày đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim X-quang phổi và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc với bụi silic tại Phú Yên năm 2020. Bụi silic trong môi trường lao động là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic với tổn thương điển hình trên phim X-quang theo tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là các đám mờ nhỏ, đám mờ lớn. Về mặt giải phẩu bệnh, tổn thương là các đám xơ hóa phát triển ở cả hai trường phổi. Kết quả nghiên cứu giúp phát hiện sớm các trường hợp lao động mắc bệnh bụi phổi silic, từ đó định hướng cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
25 Kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020 / Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thị Hương, Tạ Thị Kim Nhung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 329-340 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020. Bệnh bụi phổi silic vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động. Tuổi nghề cao và việc không hút thuốc là những yếu tố liên quan đến việc có kiến thức tốt hơn về bệnh bụi phổi silic và cách phòng chống mắc bệnh. Phải nâng cao kiến thức cho người lao động về phòng bệnh để giảm thiểu những hiệu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra, đặc biệt là những người lao động có tuổi nghề thấp và hiện đang hút thuốc.
26 Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở người lao động tại một công ty khai thác than hầm lò, năm 2020 / Khương Văn Duy, Lê Quang Chung, Khương Thị Bích Phượng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 350-360 .- 610
Trình bày tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở người lao động tại Công ty cổ phần Than Vành Danh, năm 2020. Bệnh bụi phổi than là một bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị khỏi gây ra do hít thở phải bụi than hô hấp và đặc biệt ở những người lao động khai thác than hầm lò có thâm niên làm việc lâu năm trong ngành có nguy cơ mắc bệnh bụi than ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ thấp. Quy định hiện nay ở nước ta là tất cả những người lao động khai thác than hằng năm khi khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp đều được chụp phim phổi một lần nhằm phát hiện sớm, có kế hoạch điều trị và dự phòng cho người lao động.
27 So sánh hiệu quả và an toàn của thuốc Rivaroxaban với phác đồ tiêu chuẩn (Enoxaparin/Vka) trong điều trị huyết khối tĩnh mạch / Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Trường Sơn, Phạm Thanh Việt // .- 2019 .- Số 121(5) .- Tr. 64-71 .- 610
Thuốc chống đông máu đường uống thế hệ mới - rivaroxaban bước đầu cho thấy sự hiệu quả, dễ dàng sử dụng mà ít phải theo dõi bằng xét nghiệm so với các phương pháp điều trị truyền thống khi điều trị cho người bệnh mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD) và tắc mạch phổi (TMP). Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu so sánh hiệu quả và độ an toàn của thuốc uống rivaroxaban (15 mg hai lần mỗi ngày trong 3 tuần, sau đó là 20 mg mỗi ngày một lần) với liệu pháp tiêu chuẩn (enoxaparin 1,0 mg / kg hai lần mỗi ngày kết hợp chất đối kháng vitamin K). Người bệnh được điều trị trong 1-3 tháng và được theo dõi để phát hiện ca nghi ngờ HKTM tái phát và chảy máu. Tổng cộng có 187 người bệnh HKTM được đưa vào nghiên cứu. 83 người bệnh đã được cho dùng rivaroxaban và 104 người bệnh nhận enoxaparin kết hợp chất đối kháng vitamin K (VKA). HKTM tái phát xảy ra ở 3 (3,6%) người bệnh được điều trị bằng rivaroxaban so với 5 (4,8%) người bệnh ở nhóm điều trị chuẩn (OR: 0,74, KTC 95%, 0,17 đến 3,20, p> 0,05). Chảy máu lớn được phát hiện ở 1 (1,8%) và 4 (3,9%) người bệnh trong nhóm điều trị bằng rivaroxaban và enoxaparin tương ứng (OR: 0,30, KTC 95%, 0,03 đến 2,76, p> 0,05). Kết quả của nghiên cứu này ở những người bệnh Việt Nam bị HKTMS và/hoặc TMP cấp tính cho thấy hiệu quả và an toàn tương tự của rivaroxaban so với phác đồ enoxaparin kết hợp VKA, phù hợp với những kết quả nghiên cứu trên thế giới.
28 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2017 / Nguyễn Thị Thùy Linh, Vũ Phong Túc, Ngô Thị Nhu // .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 153-157 .- 616
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt nang, mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân COPD thông qua các chỉ số BMI, chu vi vòng cánh tay, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân qua bộ công cụ SGA, MNA, các chỉ số hóa sinh. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh phổi mắc nghẽn mạn tính có suy dinh dưỡng cao, chiếm 62,2 phần trăm (theo BMI), trên 50 phần trăm (theo SGA), 93,4 phần trăm (theo MNA). Đo chu vi vòng cánh tay (MAC) có 45,6 phần trăm bệnh nhân có MAC ở ngưỡng suy dinh dưỡng. Tỷ lệ bệnh nhân có Albumin giảm nhẹ chiếm 25,4 phần trăm, 5,3 phần trăm bệnh nhân có Albumin giảm vừa. Về tình trạng Protein huyết thanh, có 28,9 bệnh nhân có chỉ số protein huyết thanh giảm.
29 Nghiên cứu hiệu quả cai thở máy của phương thức thở PAV+ ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính / Trần Huyền Trang, Đỗ Ngọc Sơn, Ngô Đức Ngọc // Y học thực hành .- 2017 .- Số 11 (1062) .- Tr. 33-36 .- 610
Đánh giá hiệu quả cai thở máy bằng phương thức thở PAV+ ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận xét một số yếu tố dự báo thành công của phương thức thở PAV+ ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
30 Giá trị chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi dịch tiết qua sinh thiết màng phổi kín bằng kim cope tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh / Phạm Kim Liên, Nguyễn Văn Vĩnh // Y học thực hành .- 2017 .- Số 08 (1053) .- Tr. 35-37 .- 610
Xác định giá trị kỹ thuật sinh thiết màng phổi bằng kim cope trong chuẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi dịch tiết tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.