CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh--Phổi
1 Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ hen phế quản có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ / Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Dương Quý Sỹ, Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 104-111 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang trên 84 bệnh nhi được chẩn đoán hen phế quản có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022 nhằm mô tả tần suất, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý ở nhóm trẻ trên.
2 Bệnh phổi kẽ có đột biến trên gen SFTPC ở hai trẻ song sinh cùng trứng: Báo cáo trường hợp / Phan Tuấn Hưng, Nguyễn Thị Huyền, Lê Thị Minh Phương // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 327-336 .- 610
Báo cáo mô tả diễn biến lâm sàng và điều trị trong 8 tháng đầu đời của một cặp song sinh khởi phát các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng từ thời kỳ sơ sinh do đột biến SFTPC c.218T>C (p.Ile73Thr) tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chúng tôi đã tóm tắt và phân tích dữ liệu lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân giải cao và xét nghiệm gen của trường hợp này, đồng thời xem xét các tài liệu liên quan. Cả hai trẻ có những dấu hiệu của suy hô hấp từ ngay sau khi sinh, cần phải thở máy, xuất hiện nhiều đợt có dấu hiệu suy hô hấp và có biểu hiện nặng hơn do nhiễm trùng đường hô hấp như nhiễm SARS-CoV-2. Trên phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh tổn thương đông đặc và kính mờ kèm theo nang khí nhỏ lan tỏa 2 phổi. Xét nghiệm gen phát hiện cả hai trẻ đồng thời mang đột biến c.218T>C (p.Ile73Thr) trên gen SFTPC. Trẻ được điều trị thành công theo phác đồ Prednisolone phối hợp với Hydroxychloroquine đã cai được thở máy. Nghiên cứu này báo cáo một cặp song sinh mắc bệnh phổi kẽ mang đột biến hiếm gặp ở Việt Nam và kinh nghiệm điều trị những trẻ mắc bệnh này.
3 Báo cáo loạt ca lâm sàng tắc động mạch phổi cấp nguy cơ cao có chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Đỗ Giang Phúc , Nguyễn Tất Thành, Hoàng Bùi Hải // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 374-381 .- 610
Thuốc tiêu sợi huyết đã chứng minh được hiệu quả và an toàn trong điều trị tắc động mạch phổi nguy cơ cao. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc tiêu sợi huyết thì thực sự là thách thức trên lâm sàng. Việc sử dụng hợp lý heparin, chuẩn bị sẵn sàng kíp can thiệp và phẫu thuật kết hợp với hội chẩn và phối hợp đa chuyên khoa là chiến lược tối ưu hiện nay.
4 Evaluating the plasma interleukin-1 beta and interleukin-8 levels in patients with chronic obstructive pulmonary diseases following treatment with allogeneic mesenchymal stem cell derived from umbilical cord tissues and platelet rich plasma / Do Minh Trung, Dao Ngoc Bang, Le Phuong Ha, Ta Ba Thang, Can Van Mao, Le Thi Bich Phuong, Dong Khac Hung // .- 2023 .- Vol 21 - Number 1 .- P. 1-13 .- 610
Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is a common disease which negatively affects living quality and longevity of patients. In this study, we evaluated plasma IL-1β and IL-8 concentrations in 10 stage-D COPD patients before being transplanted with allogeneic MSCs derived from umbilical cord tissues (UC-MSCs) activated by platelet-rich plasma (PRP) and at 4 follow- ups (after 1, 3, 7, 12 months), as well as determined their associations with COPD clinical and sub-clinical parameters.
5 Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn sau hội chứng Stevens Johnson do Mycoplasma Pneumoniae: Báo cáo ca bệnh / Mai Thành Công, Thục Thanh Huyền, Nguyễn Thị Lê, Lê Thị Kim Ngọc, Đào Khánh Ly // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 356-363 .- 610
Hội chứng Stevens Johnson (SJS) là phản ứng quá mẫn qua trung gian miễn dịch, liên quan chủ yếu đến thuốc và nhiễm trùng. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương phỏng nước và hoại tử da, niêm mạc lan rộng; diễn biến cấp tính và thường tự giới hạn. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (BO) là một biến chứng hô hấp hiếm gặp của SJS, xảy ra sau giai đoạn cấp. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 32 tháng được chẩn đoán SJS do Mycoplasma pneumoniae với biểu hiện sốt, ho, tổn thương da phỏng nước, loét niêm mạc miệng và viêm kết mạc, xét nghiệm huyết thanh cho Mycoplasma pneumoniae dương tính (IgM > 1352 U/mL). Tổn thương da, niêm mạc cải thiện tốt sau 2 tuần nhưng sau 5 tuần trẻ xuất hiện khò khè, khó thở. Phim chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng cho thấy hình ảnh thể khảm, dày thành phế quản và ứ khí phổi. BO là một biến chứng hô hấp muộn, hiếm gặp của SJS. Cần theo dõi lâu dài các biểu hiện hô hấp trên bệnh nhân SJS để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tránh những tổn thương phổi trầm trọng hơn.
6 Vai trò của ứng dụng trí tuệ nhân tạo vindr trong dự báo nguy cơ ác tính của nốt phổi đơn độc / Lê Hoàn, Lê Tuấn Linh, Đinh Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Minh Hằng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 17-24 .- 610
Nốt phổi đơn độc là dạng tổn thương khá thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân lành tính bao gồm u lao, harmatoma, hạch lympho tại phổi, sarcoidosis, u nấm. Các nguyên nhân ác tính gồm: ung thư phổi, ung thư di căn phổi, u lympho… Trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán nốt phổi đơn độc nhăm mục đích phát hiện sớm tổn thương, chẩn đoán chính xác và tiên lượng tình trạng bệnh. chúng tôi nhằm đánh giá vai trò của Trí tuệ nhân tạo (AI) VinDr trong dự đoán nguy cơ của SPN và so sánh hiệu suất của nó với các phương pháp truyền thống trong chẩn đoán.
7 Giá trị của PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện K / Vũ Hồng Thăng, Đỗ Thị Thu Nga, Trần Thắng, Phạm Lâm Sơn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 188-194 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của PET/CT trong xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện K. Sau khi chụp PET/CT thì 28,6% bệnh nhân sẽ thay đổi hướng điều trị so với các phương pháp chẩn đoán thường quy. Chụp PET/CT nên thực hiện thường qui chẩn đoán để xác định chính xác giai đoạn, giúp cho chỉ định điều trị thích hợp cho người bệnh.
8 Giá trị của Procalcitonin và C-reactive protein huyết tương trong chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn ở đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính / Lại Thị Tố Uyên, Trần Huy Thịnh, Nguyễn Thanh Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 214-222 .- 610
Đánh giá giá trị của PCT và CRP huyết tương trong chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn ở đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (AECOPD) ở 200 bệnh nhân mới nhập viện: 123 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn (nhóm bệnh), 77 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có nhiễm khuẩn (nhóm chứng) tại Bệnh viện Phổi trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022.
9 Tắc động mạch phổi cấp nguy cơ cao: Nghiên cứu mô tả đầu tiên được báo cáo tại Việt Nam / Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Bùi Hải // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 220-227 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp nguy cơ cao và tỷ lệ tử vong của thể bệnh này. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 24 bệnh nhân được chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp nguy cơ cao tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai.
10 Đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tại một số đơn vị quản lý ngoại trú / Phan Thanh Thuỷ, Vũ Văn Giáp, Lê Thị Tuyết Lan, Nguyễn Viết Nhung, Ngô Quý Châu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 242-250 .- 610
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) phổ biến trên lâm sàng và là nguyên nhân tử vong hàng thứ 3 trên toàn cầu. Sáng kiến toàn cầu phòng chống COPD (GOLD) nhấn mạnh tập trung quản lý tốt ngoại trú sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, giảm tỷ lệ đợt cấp và tiết kiệm chi phí điều trị. Vì vậy, nghiên cứu quan sát mô tả tại 3 đơn vị quản lý ngoại trú (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Thanh Hoá, Bệnh viện Phổi Hải Phòng) từ tháng 8/2020 tới tháng 4/2021 để xác định các đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ các đợt cấp. Mẫu nghiên cứu gồm 514 người bệnh được chẩn đoán xác định COPD theo tiêu chuẩn của GOLD.