CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật Xây dựng

  • Duyệt theo:
321 Phân tích nhóm cọc chịu tải trọng tĩnh theo phương ngang / TS. Võ Thanh Lương, KS. Lưu Xuân Bách // Xây dựng .- 2014 .- Số 01/2014 .- Tr. 144-146. .- 624

Trình bày cách xây dựng chương trình phân tích nhóm cọc chịu tải trọng ngang tĩnh, xét đến độ mềm của liên kết đài-cọc và ảnh hưởng của vị trí mối nối cọc, dựa trên ma trận độ cứng của phần tử thanh có liên kết nữa cứng trong môi trường đàn hồi đã xây dựng. Qua đó, kiểm chứng chương trình tính vừa xây dựng so với chương trình tính cho bởi tài liệu cho cọc liên tục. Đồng thời thực hiện ví dụ số bằng việc khảo sát ảnh hưởng của liên kết mềm đến trạng thái nội lực-chuyển vị của cọc trong môi trường nền phi tuyến và kiểm chứng độ chính xác của chương trình tính vừa xây dựng.

322 Phân tích ổn định tường chắn đất bằng cột đất trộn xi măng để giữ ổn định trượt nền đắp trên đất yếu xử lý bấc thấm gia tải trước / PGS. TS. Trần Xuân Thọ // Xây dựng .- 2013 .- Số 12/2013 .- Tr. 74-77. .- 624

Phân tích ổn định tường chắn đất bằng cột đất trộn xi măng để giữ ổn định nền đắp trên đất yếu xử lý bấc thấm gia tải trước. Phương pháp phần tử hữu hạn và phương pháp giải tích được sử dụng để phân tích kết hợp với các kết quả thí nghiệm và quan trắc hiện trường để so sánh và đánh giá. Từ đó xây dựng các mối quan hệ kinh nghiệm giữa các giá trị biến dạng, hệ số an toàn cũng như dự báo sự gia tăng sức kháng cắt không thoát nước ứng với từng thời điểm gia tải.

323 Xác định thời gian trễ chuyển dịch so với thời điểm tác động của tác nhân gây chuyển dịch / TS. Lê Đức Tình, PGS. TS. Trần Khánh // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2013 .- Số 3+4/2013 .- Số 3+4 .- 624

Khảo sát phương pháp xác định thời gian trễ chuyển dịch công trình so với thời điểm tác động của tác nhân chủ yếu gây nên chuyển dịch của các đối tượng quan trắc. Việc xác định thời gian trễ chuyển dịch không những cho phép đánh giá chính xác mối tương quan giữa chuyển dịch và tác nhân gây ra chuyển dịch đó mà còn giúp cho việc hoạch định thời điểm quan trắc một cách hợp lý.

324 Phân tích sức chịu tải của móng nông đặt trên mái dốc bằng lý thuyết phân tích giới hạn / TS. Nguyễn Minh Tâm, KS. Phạm Quang Tạ, ThS. Võ Minh Thiện // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2013 .- Tr. 26-31. .- 624

Bài viết sử dụng lý thuyết phân tích giới hạn kết hợp với một phương pháp số khác, phương pháp phần tử hữu hạn dựa trên miền (CS-FEM) để phân tích bài toán sức chịu tải của móng nông đặt trên mái dốc.

325 Phân tích ổn định trượt sâu công trình đắp trên nền đất yếu được xử lý bấc thấm gia tải trước / PGS. TS. Trần Xuân Thọ // Xây dựng .- 2013 .- Số 11/2013 .- Tr. 92-96. .- 624

Tổng hợp các phương pháp để phân tích ổn định trượt sâu của công trình đắp trên nền đất yếu được xử lý bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước.

326 Những khả năng gây mất ổn định công trình nền đất đắp nhìn từ góc độ tính toán thiết kế / ThS. Huỳnh Ngọc Hào, GS. TS. Vũ Đình Phụng // Cầu đường Việt Nam .- 2013 .- Số 8/2013 .- Tr. 19-22 .- 624

Những công trình đất đắp như đường, đê, đập bị mất ổn định ngay trong quá trình thi công hoặc sau khi đưa vào sử dụng thường được đánh giá do nguyên nhân kĩ thuật thi công không đảm bảo, chất lượng thị công kém. Tuy nhiên, công trình mất ổn định cũng có thể từ công tác thiết kế. Bài báo giới thiệu tính toán ổn định nền đắp bằng phương pháp phần tử hữu hạn trong bộ phần mềm Geo.Slope để kiểm chứng thiết kế công trình đất đắp (đập Việt An).

327 Phân tích phi tuyến khung thép phẳng bằng phương pháp phần tử lai / TS. Ngô Hữu Cường // Xây dựng .- 2013 .- Số 06/2013 .- Tr. 50-54. .- 624

Trình bày một phần tử dầm – cột phi tuyến mới dùng để mô phỏng khung thép phẳng chịu tải trọng tĩnh. Để mô phỏng tác động phi đàn hồi theo giả thiết dẻo tập trung, phần tử dầm – cột được cấu tạo từ ba phần tử con: hai phần tử khớp thớ có chiều dài hữu hạn ở hai đầu và một phần tử đàn hồi ở giữa…

328 Nghiên cứu phương pháp tính toán, phân tích và mô phỏng cho một lăng trụ cố kết đối xứng trục trong điều kiện “Hút chân không có kết hợp gia tải đất đắp” / TS. Trần Anh Tuấn, KS. Võ Thành, ThS. Mai Trọng Mẫn, PGS. TS. Lê Văn Nam // Xây dựng .- 2013 .- Số 05/2013 .- Tr. 67-70. .- 624

Trình bày hai phương pháp dự đoán ứng xử của nền đất yếu được xử lý bằng phương pháp bơm hút chân không dựa trên phương pháp mô phỏng phần tử hữu hạn và phương pháp giải tích. Trong đó, phương pháp giải tích là một lời giải mới, được phát triển bởi các tác giả, bằng cách xét đến sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng thặng dư theo thời gian trong quá trình gia tăng tải trọng theo nhiều cấp tải…

329 Ảnh hưởng của từ biến đến ổn định mái dốc / TS. Trần Quốc Đạt, ThS. Nguyễn Thị Diệu Thu // Cầu đường Việt Nam .- 2013 .- Số 6/2013 .- Tr. 34-36 .- 624

Hiện nay chúng ta mới chỉ đánh giá nguyên nhân các hiện tượng sụt trượt, sạt lở mái taluy là do các nhân tố tác động bên ngoài hay do ảnh hưởng của nước mặt, nước ngầm mà chưa xét đến nguyên nhân của từ biến. Nội dung bài báo là giới thiệu ảnh hưởng của từ biến đến độ ổn định mái dốc nói chung và taluy nền đường nói riêng.

330 Thành lập chương trình BSHH V1.0 bình sai hỗn hợp lưới trắc địa mặt đất – GPS trong hệ tọa độ phẳng / KS. Nguyễn Văn Xuân // Khoa học Công nghệ xây dựng .- 2015 .- Số 4/2015 .- Tr. 53-59 .- 624

Tổng quan về lưới khống chế hỗn hợp các trị đo mặt đất – GPS. Thuật toán bình sai hỗn hợp lưới trắc địa mặt đất. Thành lập chương trình BSHH V1.0 bình sai hỗn hợp lưới trắc địa mặt đất – GPS trong hệ tọa độ phẳng bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0.